Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Vật liệu / Thiết bị Thị trường Ứng phó thế nào trong “cơn lốc” hàng tồn vật liệu xây dựng?

Ứng phó thế nào trong “cơn lốc” hàng tồn vật liệu xây dựng?

Viết email In

Chi phí sản xuất đầu vào tăng cao trong khi sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ, một số mặt hàng tồn kho ở mức cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) gặp khó khăn … là nét phác họa tổng thể về bức tranh VLXD 8 tháng đầu năm 2012.  

Lao đao trong thế khó

Theo ông Trần Văn Huynh – Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng, tình hình đầu tư, sản xuất tiêu thụ VLXD hiện đang gặp khó khăn, nhiều đơn vị đã phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, một số đơn vị đang bên bờ vực phá sản. Đơn cử, đầu tư xi măng, hiện chỉ đạt 30% so với mục tiêu đề ra bởi nhiều đơn vị dừng không đầu tư hoặc đầu tư chậm lại. Ngành sản xuất đá ốp lát có 8 vùng trung tâm khai thác, chế biến với gần 2000 cơ sở lớn và hơn 60.000 lao động, năng lực sản xuất đạt 10 triệu m3 sản phẩm/năm nhưng hiện 50% số lao động của ngành này không có việc làm. Con số tồn kho đầu năm 2012 của ngành Gốm sứ xây dựng đã tăng lên 20% (tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và cả tồn kho từ các đại lý chưa bán hàng tới người tiêu dùng) với trên 40 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tương đương khoảng trên 3.000 tỷ đồng.

Ông Đinh Quang Huy– Hiệp hội Gốm sứ xây dựng nhấn mạnh thêm: ngành Gốm sứ xây dựng hiện chỉ khai thác 70% công suất thiết kế, sức mua thị trường sụt giảm từ cuối năm 2011. Thị trường tiêu thụ từ thành thị đến nông thôn đều giảm, triển vọng sinh lời bị thu hẹp, các doanh nghiệp ngành này đã chủ động giảm sản xuất.

Vừa mới vào thị trường nhưng VLXD không nung đã gặp ngay “cơn bão” khiến cả 12 nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp trên toàn quốc đều ở trong tình trạng…lỗ! Ông Kiều Văn Mác – Chủ tịch Hội đồng quản trị Sông Đà – Cao Cường than thở: hiện sản xuất bê tông khí chưng áp đang gặp nhiều khó khăn. Cả nước có 12 nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp với công suất thiết kế 1500 m2 nhưng chỉ sử dụng 15% công suất thiết kế và tiêu thụ được 15% sản phẩm.

Quyết liệt tìm giải pháp tháo gỡ

Trước những vướng mắc, khó khăn của ngành sản xuất VLXD, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp chủ trì buổi làm việc với các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất VLXD nhằm bàn thảo các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất VLXD, đặc biệt hướng giải quyết VLXD tồn kho trong 8 tháng đầu năm 2012.

Khó khăn của thị trường BĐS được xem là nguyên nhân gốc khiến thị trường VLXD lao đao. Đại diện Hiệp hội Gốm sứ xây dựng ông Đinh Quang Huy – Chủ tịch Hiệp hội kiến nghị Nhà nước cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS, giảm lãi vay , giảm thuế VAT cho doanh nghiệp đồng thời với sản phẩm nhập khẩu cần kiểm tra đầu nguồn sản xuất mới được thông quan nhằm hạn chế hàng lậu, hàng kém chất lượng đi vào thị trường trong nước.

Còn ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam cho rằng: Bên cạnh việc chờ đợi những giải pháp vĩ mô đưa nền kinh tế phát triển thì Hội VLXD cũng kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách kích cầu xây dựng, vật liệu xây dựng, có chính sách để công trình xây dựng trong nước sử dụng VL trong nước theo phương châm “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, đẩy mạnh chương trình vật liệu không nung, chương trình chế tạo thiết bị trong nước. Xem xét lại quy hoạch VLXD, quy hoạch xi măng. Dự án nào ở vị trí cần thiết, công nghệ hiện đại mới cho đầu tư, kiên quyết không được đầu tư nhà máy công nghệ lạc hậu, công suất nhỏ. Để giải quyết vấn đề cạnh tranh phá giá trong xuất khẩu, ông Huynh đề nghị Bộ Xây dựng cho xây dựng chiến lược xuất khẩu VLXD.

Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh kiến nghị nới rộng hạn mức vay cho xi măng bởi hạn mức vay hiện nay đối với xi măng quá hạn hẹp. Tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, đưa công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất là giải pháp được Tổng giám đốc Prime Group đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, bên cạnh những giải pháp tổng thể dài hạn như xem xét lại quy hoạch, xây dựng chiến lược xuất khẩu VLXD… thì để giải quyết lượng tồn kho VLXD, tháo gỡ khó khăn cần những giải pháp trực diện như kiến nghị giảm thuế cho doanh nghiệp, nhà nước phát hành trái phiếu… 

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Năm 2012 cực kỳ khó khăn về kinh tế, mặc dù lạm phát giảm nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có sản xuất tiêu thụ VLXD.

Chính phủ đang thực hiện quyết liệt tổng thể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế như tăng cầu, tháo gỡ rào cản thực hiện các dự án đầu tư, tăng đầu tư công, thực hiện giải ngân các nguồn vốn, giảm lãi suất, giảm thuế, hỗ trợ bằng các biện pháp hành chính khác…

Về lĩnh vực VLXD, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu cụ thể, đề xuất tham mưu để Thủ tướng Chính phủ có chính sách tháo gỡ khó khăn với những giải pháp và đề suất cụ thể. Nhà nước sẽ rà soát các quy hoạch vật liệu xây dựng, trong đó kiểm tra cụ thể việc thực hiện các quy hoạch, dự án… Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD cần tiếp tục chủ động để cấu trúc lại doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị mình. 

Huyền Vũ – Ngọc Hà 
 

Ứng phó thế nào trong “cơn lốc” hàng tồn VLXD?

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:
Chính phủ đang thực hiện quyết liệt tổng thể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế 

Mặc dù lạm phát năm nay có giảm nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có sản xuất tiêu thụ VLXD. Chính phủ đang thực hiện quyết liệt tổng thể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế như tăng cầu, tháo gỡ rào cản thực hiện các dự án đầu tư, tăng đầu tư công, thực hiện giải ngân các nguồn vốn, giảm lãi suất, giảm thuế, hỗ trợ bằng các biện pháp hành chính khác…

Về lĩnh vực VLXD, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu cụ thể, đề xuất tham mưu để Thủ tướng Chính phủ có chính sách tháo gỡ khó khăn với những giải pháp và đề suất cụ thể. Nhà nước sẽ rà soát các quy hoạch vật liệu xây dựng, trong đó kiểm tra cụ thể việc thực hiện các quy hoạch, dự án… Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD cần tiếp tục chủ động để cấu trúc lại doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị mình. Lúc này, vai trò của Hội, hiệp hội phải là ngôi nhà chung, gắn kết DN, tạo ra môi trường lành mạnh, phát huy tính năng động của từng DN để góp phần phát triển ngành VLXD. Trong sản xuất, cũng cần điều phối phát hiện thiếu, thừa để nhanh chóng cảnh báo, đề xuất kiến nghị, giải pháp với Chính Phủ, Bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.

TS. Trần Văn Huynh – chủ tịch Hội VLXD:
Ngành VLXD đang gặp rất nhiều khó khăn 

Theo thống kê của chúng tôi, thì tình hình tiêu thụ VLXD 6 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể; cùng với đó, những khó khăn hiện hữu như giá nhiên liệu, điện, than, xăng… đều tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20-30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các DN VLXD giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ, nhiều DN có dấu hiệu phá sản, dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Trước tình hình này, Hội VLXD có những kiến nghị gửi đến Chính Phủ và các Bộ ngành để mong rằng có thể sớm tháo gỡ được khó khăn cho DN như : Cần có chính sách kích cầu; Bộ Xây dựng và Bộ GTVT sớm chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng bằng bê tông xi măng. Đối với việc NK, nên cho rà soát và bổ sung các hàng rào kỹ thuật VLXD, hạn chế NK VLXD trong nước đã dư thừa… Với VLKN, tiếp tục nghiên cứu chuyển giao công nghệ giúp DN làm chủ công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng với gạch AAC, Bộ Xây dựng cho phép xây dựng một đề án chuyển giao công nghệ sản xuất, sử dụng bê tông khí AAC để giúp đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam làm chủ kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật xây dựng.

Cần sớm xây dựng, ban hành quy hoạch khai thác, chế biến đá ốp lát, thống nhất giữa trung ương và địa phương, sắp xếp lại tổ chức khai thác, chế biến, chấn chỉnh lại việc cấp phép khai thác tràn lan, cấp phép khai thác không đúng đối tượng…

Đề nghị Bộ làm việc với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ cho các DN không lâm vào tình trạng nợ xấu, để các DN thực sự vay được vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất, đặc biệt là các DN AAC.

Ông Đinh Quang Huy – Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ:
Cần tạo điều kiện sản xuất frit phục vụ sản xuất trong nước

Đối với ngành gốm sứ cũng rơi vào tình trạng tồn kho nhiều (20%). Nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng, toàn ngành chỉ còn khai thác khoảng 60% công suất thiết kế. Hầu hết các đơn vị đều dừng sản xuất từ 1-2 tháng đầu năm, một phần vì bảo dưỡng máy móc, nhưng chủ yếu vì sản xuất tồn đọng, sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Tiêu thụ ở cả thị trường đô thị và nông thôn đều bị đình trệ, giá bán chỉ bằng giá của năm 2011, mặc dù mọi chi phí đều tăng. Triển vọng sinh lời của ngành sản xuất này đang ngày càng bị thu hẹp lại.

Xuất khẩu gạch ốp lát và sứ vệ sinh đạt 62,4 triệu USD, so với XK năm ngoái (250 triệu USD) chỉ bằng 37%. Tuy nhiên, NK loại này lại đến trên 30 triệu USD đến thời điểm này, gần bằng 50% lượng XK mà hàng NK chủ yếu lại từ Trung Quốc, chưa kể đến nhập lậu và gian lận thương mại. Lượng tồn kho gạch ốp lát hiện là là trên 30 triệu m2, sứ vệ sinh trên 1 triệu sản phẩm. Ước tính thiệt hại gần 3.000 tỷ đồng. Tồn kho đang báo động.

Chúng tôi muốn kiến nghị Chính phủ và các Bộ Ngành sớm tháo gỡ thị trường BĐS. Đặc biệt, giảm toàn bộ các khoản vay cũ về không quá 15%. Một vấn đề nữa là, chúng ta đang sản xuất khoảng 400 triệu m2 gạch ốp lát, tương đương khoảng 300 nghìn tấn frit/năm. Chúng ta làm frit rất tốt, năng lực sản xuất 100 nghìn tấn/ năm, còn lại nhập khẩu ở Trung Quốc… Tạo sao chúng ta không tạo thuận lợi để sản xuất trong nước? Chúng tôi đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành không miễn thuế nhập khẩu frit để sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cần tháo gỡ các rào cản, để dễ dàng mua bán, vận chuyển cát ở các địa phương mang về phục vụ sản xuất frit tạo nên thị trường cạnh tranh với nước ngoài.

Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Xi Măng:
Giảm thuế VAT cho xi măng xuống còn 5%

Đến nay, thị trường nội địa năm nay tiêu thụ xi măng được 30 triệu tấn, so với năm ngoái giảm 8- 10%. Về sản xuất, đạt 5% so với năm ngoái. Về XK, cho đến hết tháng 8, XK khoảng 5,3-5,5 tr tấn, trong đó Clenker sản xuất từ trên 4,5 triệu tấn… Tuy nhiên, XK thì cũng không đạt giá trị cao, lại còn thêm tình trạng cạnh tranh, phá giá… Từ tháng 5/2012, chúng tôi đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng, các Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các ngành 4 kiến nghị: Giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ… và đã được giải quyết 3 kiến nghị. Nhưng còn 1 kiến nghị chúng tôi muốn giảm thuế VAT cho xi măng từ 10% xuống còn 5%. Hiện nay, giá than bán cho xi măng cao hơn giá xuất khẩu, không như Chính Phủ đã quy định là than phải bán cho xi măng dưới 10% giá XK, do vậy, mong rằng vấn đề này sẽ được Chính phủ xem xét gỡ khó cho các DN.

Nguyễn Văn Chung – Tổng thư ký Hiệp hội Kính Việt Nam:
Thị trường kính bị cạnh tranh gay gắt

Kể từ tháng 2/2012, mức độ tiêu thụ tấm kính trong nước đã giảm rõ rệt. Đối với sản xuất kính nổi mặc dù được tiết giảm sản xuất nhưng lượng tồn kho vẫn tăng cao do tiêu thụ gặp khó khăn. Cụ thể, lượng sản xuất của 4 nhà máy kính nổi trong nước chỉ đạt 90% công suất (tương đương 273 nghìn tấn). Tiêu thụ chỉ đạt 191 nghìn tấn, tương đương 70% lượng sản xuất. Lượng tồn kho cuối tháng 6 khoảng 264 nghìn tấn, tương đương 5,2 tháng sản xuất. Kính nổi đã vậy, còn kính gia công lại bị giảm mạnh hơn về lượng tiêu thụ như kính cường lực và kính dán an toàn dự tính giảm khoảng 40-45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì vậy, ngoài những kiến nghị chung mà Hội VLXD đã nêu, thì Hiệp hội kính kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng tạo các điều kiện về xúc tiến thương mại XK sản phẩm kính bao gồm cả sản phẩm kính gia công sang các thị trường khác. Hỗ trơ giá nguyên liệu đầu vào. Tăng thuế NK và thiết lập các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm kính gia công mà trong nước đã sản xuất được. Miễn giảm thuế VAT cho sản xuất kính…

Ông Kiều Văn Mát – CT HĐQT Cty Bê tông khí chưng áp Sông Đà – Cao Cường:
Gạch không nung vẫn khó tiêu thụ

Thời gian này, ngành sản xuất bê tông khí chưng áp AAC đặc biệt khó khăn. Cả nước có 12 nhà máy, công suất 1,5 triệu m3, nhưng hiện nay sản xuất chỉ đạt 15% công suất thiết kế, tiêu thụ đạt 50% sản lượng bán ra. Nguyên nhân thì do khó khăn tiếp cận công trình bởi tâm lý của người tiêu dùng còn e dè chưa nắm được tính năng ưu việt của nó. Có thể nói, hầu hết nhà máy đều bị lỗ. Thêm đó, việc ứng dụng KHCN cũng gặp khó khăn vì các DN phải tự tìm hiểu…. Ngay khi Nhà nước kêu gọi, chúng tôi đã đầu tư vào ngành sản xuất này, tuy nhiên, với thời điểm khó khăn này, mong rằng Chính phủ, Bộ Xây dựng quan tâm, tạo điều kiện để giúp DN duy trì sản xuất, tìm được thị trường… 

Ngọc Hà – Vũ Huyền (ghi)

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo