Holcim - nhà cung cấp xi măng, cốt liệu, bê tông trộn sẵn hàng đầu thế giới đã sử dụng phế thải từ các nhà máy sản xuất giầy lớn nhất ở Việt Nam để sản xuất cốt liệu thân thiện với môi trường.
Holcim đã hợp tác với Công ty Untha để xây dựng một nhà máy tái chế chất rắn nhằm biến đổi cao su phế liệu thành một dạng vật liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch, sau đó chuyển tới lò nung xi măng của Holcim.
Trước khi được đưa vào sản xuất tại Áo, các nhà máy sẽ chuyển đổi các chất thải này bằng cách dùng máy cắt chất thải chống nổ Atex-specification XR3000 với hai động cơ 113kW, băng tải, băng tải nam châm, phòng điều khiển, công nghệ dập lửa chạy bằng nước.
Như một sản phẩm nhiên liệu, sản phẩm được đốt cháy lên đến 3.6320C để loại bỏ tất cả các hợp chất hữu cơ và tái chế hợp chất vô cơ với clinker hóa học, ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường và không có sản phẩm phụ.
Nhà máy của Holcim có thể xử lý 10 tấn phế liệu, chế biến thành một loại nhiên liệu có giá trị năng lượng cao. Dự kiến công nghệ này sẽ được đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 9 tới.
Thu Giang
(Báo Xây dựng /Theo Construction Week)
- Phát triển vật liệu không nung cần giải pháp đồng bộ để phát triển
- Hyundai Steel giới thiệu thép công nghệ cao
- Gạch Khang Minh với trách nhiệm chất lượng công trình
- Thép mạ màu - "Bạn đồng hành" uy tín của các công trình
- Đón đầu xu hướng xây dựng mới giúp "phủ xanh" nhà máy, công trình
- 5 loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường
- Công nghệ xi măng carbon thấp
- Vật liệu cách nhiệt sinh học vượt trội so với vật liệu gốc dầu
- Gạch không nung tại Việt Nam: “Đông cứng” ở... tiềm năng
- Tư vấn chọn vật liệu tăng cứng trong xây dựng