By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

“Sài Gòn học”: khi nào?

Ashui.com 31/08/2015
8 phút đọc
SHARE

Những ai đã đến, đã sống, đang sống ở Sài Gòn – TP.HCM thì đều yêu TP này. Mỗi người có kiểu yêu và thể hiện khác nhau. 

Cho dù khá muộn màng nhưng rồi ngày 8/10/2014, Trung tâm Hà Nội học và phát triển thủ đô, trực thuộc Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, chính thức được thành lập do GS Nguyễn Quang Ngọc lãnh đạo.

 


Khu trung tâm TP.HCM về đêm
(Ảnh: An Nguyễn) 

Thật ra việc nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và quảng bá các giá trị lịch sử – văn hóa của Hà Nội được giới trí thức sớm có ý thức và dành nhiều tâm huyết. 

Bắt đầu từ những năm 1950 đã xuất hiện nhiều người chuyên nghiên cứu về Hà Nội, đội ngũ ngày một đông và mạnh lên, trong số họ có nhiều người được xã hội tôn vinh là “nhà Hà Nội học” như Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Đạo Thúy, Trần Quốc Vượng, Tô Hoài, Phan Huy Lê… 

Và còn có một số lượng đông đảo những người không khoa bảng nhưng yêu Hà Nội, họ làm tất cả để tôn vinh 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong số đó phải kể đến cả những người chụp ảnh dạo ở bờ Hồ, các họa sĩ truyền thần… 

Cho dù không ồn ào, nhưng những nhà Nam bộ học và Sài Gòn học cũng đã xuất hiện và bằng nỗ lực cá nhân đã đóng góp ít nhiều cho TP.

Trong số đó có thể nhắc đến thế hệ lão thành như Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Trần Văn Khê, Lê Giang, Lưu Nhất Vũ…, những người trẻ hơn như Huỳnh Ngọc Trảng, Cao Tự Thanh, Võ Văn Tường…

Nếu kể ra những người yêu Sài Gòn – TP.HCM, đã và đang hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để tôn vinh Sài Gòn – TP.HCM thì có thể nói là rất nhiều.

Tuy nhiên, các hoạt động này còn nhỏ lẻ của cá nhân, và không có điều kiện được phô diễn thành quả của mình cho xã hội thụ hưởng.

Từ khá lâu rồi, việc thành lập một đơn vị có thể là viện hay trung tâm làm đầu mối cho các “nhà Sài Gòn học” tụ lại đã được đặt ra, nhất là trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, nhưng chủ yếu là chuyện ngoài hành lang, chưa được mang ra bàn một cách rốt ráo cho đến đầu đến đũa và đưa ra một quyết định dứt khoát.

Cũng cần phải nói thêm là đã có nhiều người yêu Sài Gòn – TP.HCM tự lập ra những nhóm chuyên nghiên cứu về Nam bộ và Sài Gòn, cả trên thực tế lẫn trên mạng.

Họ có một vài hoạt động khá tốt như thuyết trình phát hiện mới của cá nhân về lịch sử kiến trúc, giới thiệu nét đẹp Sài Gòn, triển lãm ảnh, lập trang web, trang Facebook thu hút được bà con tham gia gửi hình ảnh, tư liệu về Sài Gòn – TP.HCM.

Nhưng rồi, chỉ là tự phát, có nhóm cũng tự giải tán, cho dù ai cũng nhiệt huyết và xả thân, bởi vì nhiều lý do khác nhau, ngoài những lý do thường thấy như tài chính, địa điểm thì quan trọng nhất là sự không chính danh.

TP.HCM rất cần có một viện hay trung tâm Sài Gòn học như Hà Nội học ở thủ đô. Đây là nơi có nhiệm vụ tập hợp, sưu tầm, lưu trữ, giữ gìn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của TP này, sau nữa là tuyên truyền quảng bá rộng khắp cả nước và trên thế giới.

Hơn thế nữa nó là một trung tâm nghiên cứu phát hiện những điều mới mẻ từ quá khứ và lý giải những điều còn bị che lấp. Nó là nơi tập hợp các nguồn lực con người và vật chất từ các nơi khác nhau, không chỉ người đang sinh sống ở Sài Gòn, bà con kiều bào mà cả người nước ngoài.

Những ai đã đến, đã sống, đang sống ở Sài Gòn – TP.HCM thì đều yêu TP này, chính vì yêu TP này cho nên mỗi người có kiểu yêu và thể hiện khác nhau.

Ai cũng tìm cách giữ riêng cho mình một góc, ai cũng cố gắng tìm tòi phát hiện cái độc đáo theo kiểu của mình và lý giải theo tâm thức của mình cho nên dẫn đến có nhiều sự kiện, hình ảnh, con người được lý giải theo kiểu “không biết đâu mà lần”.

Nếu rảnh rỗi lên mạng sẽ thấy nhưng kho tư liệu cá nhân khổng lồ và cực kỳ đa dạng bao gồm hình ảnh, bản đồ, chuyện kể, bình luận và cả “bình loạn” về Sài Gòn – TP.HCM. Vậy nên mới cần có một tổ chức đứng ra làm đầu mối lo chuyện này.

Để ra đời một tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về Sài Gòn – TP.HCM thì sẽ còn có nhiều chuyện để bàn về cơ cấu tổ chức, chức năng, văn phòng, đội ngũ… nhưng từ khi trung tâm về Hà Nội học được chính thức thành lập thì rõ ràng chuyện nên lập một tổ chức như thế ở TP.HCM là chuyện không cần phải bàn nữa.

Không có lý gì một TP có năng lực kinh tế mạnh nhất nước, là vùng đất được nhiều người yêu mến, lãnh đạo TP luôn trân trọng trí thức mà lại không thành lập được một đơn vị nghiên cứu, quảng bá chuyên sâu về Sài Gòn – TP.HCM mới là sự lạ.

300 năm không phải là dài, nhưng cũng đủ để tự hào, có rất nhiều thứ cần lưu giữ, phủi bụi và trao truyền. Nếu không có ý thức và quyết tâm lưu giữ thì sẽ đến lúc những hạt cát vàng chui hết qua kẽ tay, chỉ còn lại hai bàn tay trắng. 

Nguyễn Minh Hòa 
(Tuổi Trẻ)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Mô hình “rừng trong thành phố” liệu có khả thi?

Những vấn đề tiếp nối của đô thị

Không gian di sản

Thành phố thông minh: Khuynh hướng tất yếu hay sự lựa chọn khôn ngoan?

Hệ thống quản lý đô thị Sài Gòn 150 năm trước

TỪ KHÓA:Nguyễn Minh HòaSài Gòn họcyêu Sài Gòn
Bài trước Vinhomes Central Park – Công viên ven sông lớn nhất Tp.HCM
Bài tiếp Vingroup ứng trước 1.000 tỷ giải quyết “điểm nóng” giao thông Hà Nội
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Kỳ lạ “thành phố nổi” Venice trụ vững 1.600 năm nhờ cọc gỗ
Nhìn ra thế giới 25/05/2025
Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023
Phản biện 25/05/2025
Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh
Nhìn ra thế giới 24/05/2025
Alison Brooks: Nữ kiến trúc sư được trao nhiều giải thưởng nhất của Vương quốc Anh
Kiến trúc sư 24/05/2025
Bao giờ đô thị hết cảnh cứ mưa là ngập?
Góc nhìn 24/05/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Gìn giữ “văn hóa hẻm” giữa thời đô thị hóa

Ashui.com 09/11/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?