Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Chuyên mục Bất động sản Sự can thiệp của các chính phủ châu Á trong thị trường bất động sản

Sự can thiệp của các chính phủ châu Á trong thị trường bất động sản

Viết email In

Sau đây là ý kiến đánh giá của Roy Ling - Giám đốc điều hành tại RL Capital Management - dựa trên kinh nghiệm của ông về chính sách của chính phủ ở một số quốc gia châu Á trong thị trường bất động sản.

Trong ba năm qua, Chính phủ ở các nước phát triển châu Á (Singapore, Hồng Kông) và quốc gia mới nổi (Trung Quốc) đã áp dụng các biện pháp liên quan đến thị trường bất động sản mới mong muốn nỗ lực để hạ nhiệt thị trường. Những can thiệp này của các chính phủ là kết quả của sự bùng nổ thị trường tín dụng và sự suy giảm mạnh của nền kinh tế cũng như mối quan tâm về sự ổn định xã hội và chính trị. Các biện pháp can thiệp của chính phủ ở châu Á bao gồm việc kiểm soát nguồn cung BĐS, tăng tiền gửi trả trước lãi suất cao cho việc mua bán, áp đặt các loại thuế bổ sung, áp đặt những hạn chế sở hữu nước ngoài, hạn chế tiếp cận nguồn tài chính...

Những biện pháp này đặc biệt gây ngạc nhiên đối với Singapore và Hồng Kông bởi đây là những quốc gia được coi là nền kinh tế thị trường tự do ở châu Á. Ở phương Tây, điều này đã gây nên một cuộc tranh luận liệu đây có phải là một phản ứng tạm thời để đối phó với sự bất ổn định của kinh tế và tài chính, hay là các biện pháp này để xác định lại vai trò kinh tế của chính phủ một cách lâu dài. Tuy nhiên, việc tranh luận của các chuyên gia phương Tây về vai trò của chính phủ của châu Á là tương đối khó hiểu. Cần hiểu rằng các chính phủ châu Á có các chức năng khác với vai trò của các nước phương Tây. Chính phủ châu Á ứng dụng và phát triển kinh tế bằng cách phát triển và thực hiện chính sách công nghiệp, quản lý tỷ giá hối đoái và sử dụng tài sản nhà nước.

Trung Quốc có những đặc tính tương đối cứng của những biện phép can thiệt nhà nước. Can thiệp chính sách bất động sản của chính phủ Trung Quốc là một ví dụ rõ ràng cho lập luận này. Chính phủ Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi chính sách khủng hoảng của phương Tây. Ngược lại, chính phủ Trung quốc còn có thể can thiệp và ảnh hưởng vào thị trường bất động sản trên khắp châu Á bao gồm cả Việt Nam và đã có nhiều minh chứng về điều này, Trung quốc đầu tư và thống lĩnh ở nhiều BĐS tại châu Á.

Đối với nhiều người sống và làm kinh doanh ở châu Á, họ cần quan tâm đến tư tưởng về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. Trong những năm tới, Chính phủ các nước châu Á sẽ bắt đầu hoạt động như những nhà chiến lược kinh tế và có khả năng sử dụng các gói kích cầu kinh tế và các biện pháp dài hạn cho quá trình chuyển đổi kinh tế sang một mô hình tăng trưởng theo định hướng của khu vực.

Chính phủ các nước châu Á có ảnh hưởng đến chính sách bất động sản bởi chính phủ gián tiếp quyết định sự thành công trong việc thu hút vốn và lao động cũng như phát triển các kỹ năng để tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này. Ngoài ra chính phủ còn can thiệp về những chính sách giáo dục liên quan để đảm bảo rằng các bên tham gia trong thị trường BĐS hiểu được lợi thế và sự nhạy cảm của thị trường BĐS. Bên cạnh đó, các chính phủ còn có thể can thiệp bằng cách đặt ra các chính sách hoặc quản lý rủi ro trong đầu tư ngắn hạn và điều này có lợi cho bất động sản châu Á trong giai đoạn trung và dài hạn.

Roy Ling hiện đang là Giám đốc điều hành tại RL Capital Management. Đồng thời, ông là thành viên HĐQT Vingroup – nhà phát triển BĐS lớn nhất Việt Nam với 4 tỷ USD vốn thị trường, ngoài ra còn là giám đốc độc lập, Chủ tịch Ủy ban công ty Đầu tư Chinasing và Giám đốc của một số tổ chức phi lợi nhuận khác. Roy Ling tốt nghiệp MBA điều hành toàn cầu và Đại học Quốc gia Singapore với bằng Quản trị Kinh doanh. Roy Ling cũng là một trong những giám khảo của Giải thưởng Bất động sản Đông Nam Á.

Khánh Phương

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo