Dự án đô thị đầy tham vọng hướng tới người dân, được ủy nhiệm bởi chính phủ Trung Quốc ở thành phố Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến. Mục đích của dự án nhằm kết nối Tây Hồ và Minjang, dòng sông mẹ của thành phố Phúc Châu băng qua núi rừng Jinniushan. Các nhà thiết kế đã cố gắng cung cấp nhiều nhất có thể sự kết nối thiết yếu và khả năng tiếp cận ra không gian xanh cho một thành phố với mức độ đô thị hóa dày đặc như Phúc Châu.
Thiết kế bao gồm một hế thống đường đi bộ thông minh nhằm tích hợp với địa hình đồi núi và rừng rậm trùng điệp của khu vực. Ý tưởng thiết kế mặt bằng với 10 lối tiếp cận mang tính biểu tượng tạo sự bổ trợ cho cột sống xuyên đô thị. Phần quan trọng của dự án là 2 cầu đi nằm trong tổng thể hệ thống đường đi bộ. Hơn thế nữa, công trình kiến trúc này tạo ra để nắm bắt nền văn hóa độc đáo của Phúc Châu.
Giai đoạn đầu tiện của hệ thống lối đi bộ được hoàn thành vào tháng 5 năm 2015. Nằm tại lối vào một trung tâm thể dục thể thao, dự án bao gồm một cấu trúc ramp dốc hình xoắn ốc tạo thành biểu tượng quan trọng của hệ thống lối đi bộ. Dọc theo lối đi còn có những mái che mưa và cầu thang bộ kết nối với sân vườn được phủ kín bởi các loại thực vật địa phương và tiện ích giải trí.
Nhóm thiết kế: Look Boon Gee, Ng Sor Hiang, Chua Liang Ping, Chris Su, Yue Shirong, Lee Liting, Chow Khoon Toong, Doan Quang Vinh / LOOK Architects Pte Ltd. |
- Cradle Towers (Trịnh Châu, Trung Quốc) / thiết kế: Tonkin Liu
- Tòa nhà Tao Zhu Yin Yuan (Taiwan) / thiết kế: Vincent Callebaut Architects
- Những dự án được mong đợi nhất trong năm 2017
- Dự án nhà ở Eunma tại Daechi-dong, Seoul / thiết kế: UNStudio + Heerim
- Trung tâm văn hóa thanh niên quốc tế Nam Kinh (Trung Quốc) / Zaha Hadid Architects
- 7 điểm yếu trong thiết kế của KTS Frank Lloyd Wright
- Thiết kế ấn tượng của 7 sân bay trên thế giới
- Kiến trúc các công trình công cộng ở Hà Nội giai đoạn 1955 – 1965
- Kiến trúc Nhật Bản - Bài học lớn về Kiến trúc hiện đại bản địa cho Việt Nam?
- Pavilion KAPKAR.SF-P7S / thiết kế: Studio Frank Havermans