"Ngôi nhà hòa bình" (House of Peace / HOPE) sẽ sớm nổi trên vùng biển Copenhagen. Thiết kế của Junya Ishigami và Svendborg Architects đã giành được chiến thắng trong một cuộc thi thiết kế. Đây là một biểu tượng tích cực và là điểm mốc cho hòa bình thế giới. Cấu trúc có dạng đám mây nổi được sử dụng như một trung tâm dành cho khách du lịch và khu bảo tồn.
Ngôi nhà hòa bình đã được lên kế hoạch xây dựng trong 15 năm và bắt đầu triển khai từ năm 2003 khi mà các nhà thiết kế cùng chia sẻ một tầm nhìn đó là kết hợp nghệ thuật và kiến trúc trong một dự án phi chính trị. Sau khi Junya Ishigami và Svendborg Architects được lựa chọn là người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế HOPE, các nhà tổ chức đã bảo đảm rằng thiết kế của họ sẽ được triển khai thành công trình xây dựng ở Nordhavn ở Copenhagen. HOPE hiện đang gây quỹ để xây dựng công trình.
Cấu trúc dạng mây của HOPE ở độ cao 17m so với mực nước biển. Công trình đóng vai trò như một ngọn hải đăng cho hòa bình thế giới, đây cũng là nơi dành cho những hoạt động tôn giáo. Du khách sẽ được mời vào bên trong tòa nhà, thả nổi trên những chiếc thuyền nhỏ. Sự tương tác giữa ánh sáng và nước xung quanh các đám mây tạo ra một bầu không khí thanh nhã.
Các kiến trúc sư cho biết Ngôi nhà hòa bình sẽ tạo ra một môi trường mở cho các ý tưởng. Đồng thời không gian này sẽ đưa bạn trở lại sự thanh khiết trong tâm hồn và sẵn sàng đón nhận thế giới.
Thu Giang
(Báo Xây dựng /theo Inhabitat)
- Kiến trúc và văn hóa bản địa
- Kiến trúc “ngoại nhập” – Những đóng góp và hạn chế
- Thiết kế kiến trúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Đừng bỏ quên kinh nghiệm bản địa
- The Joshua Tree Residence / thiết kế: Whitaker Studio
- Kiến trúc lấy cảm hứng từ triết học Phật giáo: Impermanent Devices
- Trung tâm Giáo dục Y khoa tại Phoenix (Mỹ) / thiết kế: CO Architects
- Tòa nhà căn hộ mới Sapphire Berlin có khả năng thanh lọc không khí thành phố
- Một số công trình trường học tiêu biểu dành cho người Điếc & Khiếm thính trên thế giới
- Tòa nhà năng lượng bền vững ở Heidelberg (Đức) / thiết kế: LAVA
- Gạch nung trong kiến trúc thế giới