Trên mảnh đất của toà giáo đường cũ bị phá huỷ năm 1938, vào năm 2001, giáo đường Do thái giáo Synagogue đã được xây dựng lại và trở thành một địa chỉ kiến trúc tôn giáo độc đáo, là điểm thu hút khách tham quan khi đến thăm thành phố Dresden (Đức).
Khối kiến trúc của giáo đường là những viên đá có kích cỡ 120 x 60 x 60cm được xếp chồng xoay liên tục ra phía ngoài theo hướng đông
Đền và lều được xem như là hai khái niệm nền tảng cơ bản về kiến trúc của người Do Thái. Dựa trên những nét tương đồng về kiểu kiến trúc của đền và lều, giáo đường Do Thái mới đã được thiết kế thông qua sự đối lập giữa hai hình thức bền vững và nhất thời, một mặt là vẻ đồ sộ vững chắc của vỏ bọc bên ngoài, mặt khác là cơ cấu dễ vỡ bên trong. Nhằm thay đổi quan niệm khép kín của giáo đường Do Thái trước đây, kiến trúc sư Rena Wandel-Hoefer và Wolfgang Lorch mang đến cho không gian này dáng vẻ của một chiếc hộp có thể nhìn xuyên qua. Mặt chính được lắp kính hướng nhìn thẳng xuống sân, như đã hé mở ra được một góc nhìn từ cuộc sống nội tâm bên trong. Giáo đường Do Thái với một căn phòng, nơi mọi người tập trung và cầu nguyện.
Nằm trong không gian kiến trúc cổ nổi tiếng của Dresden, khối kiến trúc của giáo đường là những viên đá có kích cỡ là 120 x 60 x 60cm đươc xếp chồng xoay liên tục ra phía ngoài theo hướng đông. Với chất liệu tự nhiên cùng với kiểu kiến trúc bề mặt của nó, những viên đá này hoàn toàn phù hợp với phong cảnh của thành phố cổ. Bên trong căn phòng cũng không được trang trí. Sự gạt bỏ hoàn toàn về việc lắp đặt các thiết bị kỹ thuật và sự thoát nước được thiết kế bằng cách tạo rãnh trên đá cho thấy một sự táo bạo nhưng cũng không ít phần khó khăn trong việc xây dựng kiểu cấu trúc này vì vị trí mở của những viên đá.
Ngược lại với vẻ đồ sộ của khối kiến trúc xoay, không gian bên trong được chạm khắc theo kiểu dệt vải, nó gắn với kiểu kiến trúc của nhà thánh với dàn đại phong cầm, tạo thành một căn phòng thực sự dành cho các lễ nghi. Giảng đài có hình dáng như một ban công ở trung tâm. Đồ nội thất với thiết kế lớn và cao, như những chiếc ghế băng hay những bàn kệ, tủ để đặt quyển kinh thánh. Tất nhiên những người tham quan bước vào căn phòng không phải ở bên cạnh như thường lệ, mà là từ hướng tây truyền thống, nơi có bốn cửa sổ duy nhất của giáo đường. Cầu thang nằm ở bên trái và bên phải từ lối vào, nơi có hốc tường được che giấu kín đáo dành để rửa tay khi lễ nghi và dành cho phòng kỹ thuật.
- Thiết kế: KTS Rena Wandel-Hoefer và Wolfgang Lorch
- Hoàn thành: năm 2001
- Giải thưởng Kiến trúc Contemporary châu Âu năm 2003
Tường Huy
- Tòa nhà quốc hội Scotland
- LaSalle - Một nét son kiến trúc Hậu hiện đại
- Christ the Light: Đại thánh đường của thế kỷ 21
- Trung tâm Thương mại thế giới Bahrain
- Cửa hiệu kinh doanh cao cấp Mikimoto Ginza 2
- Yellow Treehouse Café
- Turning Torso – Viên ngọc trắng của Thụy Điển
- Trung tâm thương mại Selfridge, Birmingham
- Bảo tàng Do Thái ở Berlin: những "nhát cắt lịch sử"
- Top 10 nhà thờ được ưa thích nhất ở châu Âu