Khu khuôn viên đại học UQAM ở thành phố Montreal, Canada được xây dựng từ năm 1992 đến 2006 trên diện tích khuôn viên rộng 5.000 m2, và tổng diện tích xây dựng là 63.215 m2 dưới sự thiết kế của hai công ty kiến trúc là Tétreault Parent Languedoc và Saia Barbarese Topouzanov.
Mặt bằng tổng thể của UQAM
Quy hoạch đô thị của khu khuôn viên đại học có tính đến sự đa dạng về đặc điểm đô thị của những giá trị trực quan tại trung tâm thành phố Montreal, về lịch sử, văn hóa và hệ thống giao thông. Mặt bằng tổng thể được hình thành nên để đan kết lại mối chấp vá của hình thái đô thị, với một phần phía đông của khu đất vốn bị chiếm dụng bởi khu đậu xe trước đây nay đã kết nối với cuộc sống năng động của thành phố với việc việc bố trí thêm 3 công trình dành cho trường nghiên cứu sinh học, TELUQ, và một ký túc xá dành cho sinh viên mới.
Bước quan trọng đầu tiên của mặt bằng đô thị là phục hồi lại tầm quan trọng của trục văn hóa bắc nam bằng cách tạo ra một con đuờng dành cho khách bộ hành đi xuyên qua khu đất. Sự phục hồi của con đường Kimberley trở thành con đường đi bộ đã chia cắt khu đất ra thành 2 khu vực cảnh quan riêng biệt.
Về phía Tây, một loạt những khu vườn tam giác xung quanh các công trình hiện hữu trên khu đất (bao gồm các công trình công nghiệp có thời gian từ năm 1911), vốn trở thành các công trình tạm thời cho khu vườn với nhiều cây trồng. Việc tôn trọng trong việc hợp nhất, phục hồi và bảo tồn các công trình cổ đóng vai trò quan trọng trong triết lý về môi trường của mặt bằng quy hoạch tổng thể. Công trình xưởng đúc trước đây sẽ trở thành trung tâm cho sinh viên và các hoạt động xã hội; trạm điện kế cạnh sẽ đóng vai trò làm khu vực tập trung cho những hoạt động liên quan đến công nghệ cao, truyền thông, và đồng thời ống khói được bảo quản trở thành vật định hướng mà có thể nhìn thấy tại bất kỳ đâu trong khuôn viên đại học. Ngoài ra, tòa nhà Kimberley cũng được cải tạo thành thư viện, nơi mà ánh sáng, các vật liệu trong suốt đóng vai trò như một chiếc đèn lồng của ánh sáng.
Về phía Đông, các công trình mới hướng về khu vực chu vi của khuôn viên đại học, hình thành nên một đặc điểm đô thị mạnh mẽ mà sử dụng vật liệu gạch có màu nâu sẫm đặc trưng của UQAM và áp dụng nó một cách độc nhất vào từng công trình nhằm mang lại cho chúng những đặc điểm và tính cách đặc trưng riêng. Khối rìa này hình thành nên một bề mặt mạnh mẽ nhưng 'xốp' với khu vực thành phố: một loạt những cổng ra vào hướng đến các khuôn viên cảnh quan riêng biệt mang lại một sự tương tác mở giữa thành phố và trường đại học.
Các đặc điểm bền vững bao gồm quyết định khởi đầu nhằm điều chỉnh và phát triển lại khu vực đô thị bỏ hoang, sử dụng lại một số công trình cổ, lắp đặt 225 chổ đậu xe đạp, và lối đi trực tiếp đến khu vực tàu điện ngầm từ tòa nhà nghiên cứu sinh học. Toàn bộ khu khuôn viên đại học này đang hướng đến chứng chỉ bền vững LEED cho thiết kế bền vững.
Kiến trúc của UQAM
Khu vực phía tây của khuôn viên đại học đựơc phục hồi với việc cải tạo một sân khấu ngoài trời và một công trình hiện hữu thuộc học viện mỹ thuật cổ điển vốn đã hiện diện từ năm 1917. Một thư viện khoa học mới được hình thành dựa trên việc bố trí lại công năng của một xưởng không được sử dụng, những tấm kính thêm vào thể hiện sự hòa nhập đầy sức sống giữa cái mới và cái cũ. Khuôn viên còn có thêm một khu vực trung tâm mới với việc phục hồi xưởng đúc hiện hữu và trạm điện. Không gian quan trọng này được thiết kế quay trở lại sự đơn giản của những giàn thép và những không gian mở gây ấn tượng mạnh từ hồi đầu thế kỷ 20, nhằm làm không gian cho một trung tâm mới dành cho những cuộc thảo luận và diễn đàn công cộng về những đề tài thuộc khoa học và xã hội.
Ba công trình tại phía đông của khuôn viên đại học có chung một số các nguyên tắc chung, nhưng từng công trình lại được cá nhân hóa để phù hợp với từng công năng và những điều kiện cảnh quan riêng. Ngôn ngữ kiến trúc của những công trình bao xung quanh chu vi khuôn viên đại học thể hiện những lối vào bằng kính từ phía đường bên ngoài. Hình khối của các công trình này được nghiên cứu cẩn thận, với hình dáng của những tầng phía trên có chiều cao tằng dần theo đường xoắn ốc và được làm chệch huớng một ít nhằm mang lại ánh sáng xuống các khuôn viên cảnh quan.
Các công trình khuôn viên đại học đã tổng hợp những mảng vật liệu của các công trình xung quanh vào một cách sử dụng mặt dựng mạnh mẽ và có tính biểu tượng cao. Những viên gạch nâu sẫm màu, gạch màu xám đặc trưng của UQAM, cũng như các tấm kính trong suốt và trong mờ có màu sắc được sử dụng một tổ hợp các hoa văn. Việc sử dụng gạch nâu sẫm cho đặc tính phản xạ ánh sáng cùa nó nhằm đề cao tầm quan trọng của ánh sáng trong quy hoạch tổng thể chung.
Tòa nhà nghiên cứu sinh học
Đây là công trình lớn nhất trong những công trình mới xây, thể hiện nên được giá trị tinh thần của UQAM về dân chủ và gần gũi thông qua sự thể hiện kiến trúc của nó. Đặc tính tự nhiên của công trình được nhấn mạnh tại lối vào từ con đường St-Urbain. Lối vào được chiếu sáng này được bố trí bên dưới lớp vỏ bọc bên ngoài công trình bằng kính và gạch theo văn hoa cấu trúc phân tử ADN, dẫn dắt đến lối vào tàu điện ngầm hoặc đi xuyên qua công trình đến khuôn viên cảnh quan ngay tại chính giữa công trình. Lớp vỏ bọc này, vốn gợi lên tinh thần khám phá khoa học, bao quanh con đường và những mặt công trình đối diện với khuôn viên, thay đổi thành vàng mờ và kính màu xám khi tiếp giáp với nhà thờ St.John tại phía nam của khu đất nhằm mang lại một sự phản chiếu thú vị về lịch sử của khu vực ngay trên mặt đứng của nó.
Không gian công cộng nếu được thiết kế tốt sẽ thể hiện sự tương tác được nhấn mạnh trong cách bố trí mặt bằng, nơi mà các hành lang đơn tại các tầng phía trên được thiết kế với vị trí đặc biệt nhất xung quanh chu vi của các khuôn viên. Các phòng thí nghiệm được thiết kế một cách đặc biệt dành cho hình thức học dựa theo từng dự án vốn là trọng tâm của triết lý giáo dục tiên phong của UQAM, bằng cách sử dụng những vấn đề thực tiễn, gắn liền với cuộc sống để dạy những kỹ năng khoa học và then chốt. Một ý tưởng tiên phong phân chia phòng thí nghiệm theo từng modun đã chia các phòng thí nghiệm ra thành các khu rộng 10 m2 được dẫn vào bằng các thang máy, vì thế từng phòng thí nghiệm là đồng nhất và có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến việc vận hạnh của các phòng thí nghiệm kế cạnh.
Tòa nhà TELUQ
Công trình này được dành cho đào tạo từ xa và truyền thông phát thanh tại một trong hai công trình mà xác lập nên một khuôn viên khác tiếp giáp trực tiếp với con đường đi bộ và 'thành phố rừng' ở đằng xa. Tòa nhà TELUQ là câu trả lời của đại học UQAM cho câu hỏi "Trường đại học sẽ trông như thế nào trong 20 năm sau?" Trường đại học ảo với 40 giáo sư, những người làm việc tiên phong trong việc cung cấp giáp dục đào tạo qua internet sẽ là trọng tâm của chương trình đào tạo từ xa. Đây sẽ là đại học nói tiếng Pháp lớn nhất của hình thái này.
Tòa nhà cao 5 tầng chiếm phần lớn góc công cộng của khuôn viên đại học, mang lại cho trục giao lộ đường Sherbrooke và St-Urbain với một bức tường kính gợn sóng thể hiện đặc tính tự nhiên kịch tính của khoa truyền thông/phát thanh tại tòa nhà, và đồng thời tương tác với những công trình lịch sử kế cạnh trên các bề mặt kính của nó một cách đầy ẩn dụ. Hiệu ứng được dùng trên bức tường kính được tiếp tục nhấn mạnh bằng những văn hoa dấu chấm, được in lên trên mặt kính, được phủ từ hoàn toàn trong suốt cho đến phủ 100% nhằm tạo nên ảo giác về chiều sâu. Việc nâng cao bức tường kính tại phía góc đã hìnnh thành nên lối vào cho tòa nhà. Phần mặt đứng đối diện với khuôn viên bên trong của toà nhà được phủ bằng một hính dạng ẩn dụ với những gốc cây, vốn được lấy cảm hứng từ lịch sử lâu đời của khu đất là một vườn cây cho những loại cây và sinh vật và quý hiếm. Một lỗ tròn đỉnh vòm đã kết nối thị giác giữa phòng khán thính giả chính đến sân trong, nhằm đề cao mối kết nối giữa việc học và môi trường vật chất.
Ký túc xá sinh viên
Khối ký túc xá hình chữ L là một công trình 8 tầng mang lại chỗ ăn ở cho 500 sinh viên UQAM và những giáo sư thỉnh giảng. Ký túc xá bao bọc xung quanh sân trong với thảm cỏ xanh và các chấm trồng cây lá lớn. Các phòng được bố trí theo các định dạng đa dạng khác nhau, bao gồm 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, và 4x4 phong ngủ có chung phòng sinh hoạt chung cao 2 tầng tại góc. Ký túc xá được phủ bằng một "đường nét tổ chim" uốn lượn với văn hoa tượng hình năng động mang lại sự độc nhất cho công trình.
Thư viện khoa học và trung tâm truyền thông
Một "trái tim khoa học" mới của khuôn viên đại học được hình thành qua một tòa nhà thư viện mới trong một công trình xưởng cổ, và một trung tâm truyền thông và không gian trao đổi khoa học được cải tạo lại từ công trình xưởng đúc và trạm điện. Thư viện đã sử dụng lại công trình cổ, vốn được dùng trước kia làm nhà xưởng chiếm hết một phấn góc phía tây của khuôn viên đại học. Việc chuyển hóa công trình bao gồm phục hồi lại hệ kết cấu từ năm 1911 và thêm vào các tấm kính tại lối vào và một phòng đọc sách cao lớn tràn ngập ánh sáng. Một thảm đỏ trên mặt đất định hướng cho người sử dụng qua lối giao thông quan trọng, đưa đến phòng đọc sách phía trên tại tầng 2, và xuống không gian ngầm rộng lớn dành làm kho chứa sách ngay bên dưới con đường Kimberley và được chiếu sáng từ các cửa kính bên trên. Việc cải tạo xưởng đúc và trạm điện sẽ mang lại một không gian trao đổi mở dành cho các sự kiện và trao đổi khoa học cộng đồng.
Thành phố cây UQAM
Thiết kế cảnh quan ấn tượng của UQAM được tạo bởi công ty thiết kế cảnh quan có trụ sở tại Montreal là Claude Cormier, bao gồm một "thành phố cây" bao gồm 5 loại thực vật quý hiếm vá 166 cây hình thành nên một mái che thanh bình với các lối đi xiên chéo ngang qua khuôn viên đại học. Cảnh quan cũng bao gồm hai sân vườn có đặc tính riêng biệt được hình thành với tỷ lệ và hình ảnh của các loại thực vật.
Thành phố cây tại khu vực cổ phía tây của khuôn viên đại học mang lại cho cảnh quan khu vực một đặc điểm nhận dạng mạnh mẽ bằng những màu vàng, nâu nhẹ của khu vực khi vào mùa thu, và màu sắc bùng nổ của những cây mộc lan thể hiện nên thời điểm cuối xuân, đồng thời là hết học kỳ cuối năm. Mái che với những nhánh cây tượng hình cho phép ánh sáng chiếu xuyên vào trong mùa đông; và vào mùa hè, chúng mang lại những bóng mát. Văn hoa của những loại cây này được chọn lọc kỹ càng với những loại độc đáo nhằm hình thành nên một mái che cao, trong mờ có thể nhận đủ ánh sáng cho thảm cỏ xanh bên dưới phát triển, và cuối cùng sẽ tạo nên một cảm giác về lối đi qua cách rừng rậm cỏ.
Văn hoa không đồng đều của các lối đi có chức năng cân bằng lại với những sự sắp xếp ngay ngắn của các công trình cổ tại khu vực, hình thành nên một loạt các con đường tắt đến một số điểm kết nối giữa khuôn viên đại học và thành phố. Trục đường đi bộ trung tâm được thiết kế cảnh quan với một bên đầu về phía tây với các công trình trong rừng cây, và những sân vườn xanh tại trung tâm của những công trình mới về phía đông.
Sân trong của các tòa nhà nghiên cứu sinh học được bố trí xung quanh các kích thước khổng lồ của hai cây mộc lan được nhìn thấy như nhìn dưới kính hiển vi. Các cánh hoa khổng lồ trở thành những thảm thực vật đầy màu sắc của những loại cây trồng thấp, còn các nhụy hoa thì được biến thành các nhánh cây. Các hình tượng này trở nên rõ ràng nhận biết hơn khi nhìn từ phía trên bên trong các tòa nhà, vốn được thiết kế để có thể nhìn thấy từ các hành lang trong suốt bao xung quanh chu vi của các tòa nhà.
Sân trong thứ 2, tọa lạc bên giữa tòa nhà TELUQ và ký túc xá sinh viên, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về mức độ với một hồ mở với những hình dạng lá cây rơi rải rác trên khắp sân trong. Một lỗ tròn đỉnh vòm tại tòa nhà TELUQ về phía bắc mang lại một tầm nhìn đặc biệt đến khu vườn giàu trí tưởng tượng này từ phía trên.
KTS Vũ Linh Quang - Công ty Kiến trúc ARDOR Architects (biên dịch từ ArchDaily)
- Cổng vào Metro Portal và Plaza của Hollywood / Vine
- Tòa nhà dân cư Plaza ở thành phố Mexico
- Khu Borneo - Sporenburg & nhà ống Hà Lan
- Công trình dân cư tại Katowice, Ba Lan
- Trường tiểu học Ponzano ở Ponzano Veneto, Ý
- Công trình 1111 E.Pike ở Seattle, Mỹ
- Công trình dân cư Top Towers tại TP Sao Paolo, Brazil
- Công trình dân cư Celosia - khu Sanchinaro, TP Madrid
- Công trình dân cư ở Tbilisi, Georgia
- Công trình Trung tâm chăm sóc y tế Kemang - thành phố Jakarta
Lời bình
ARDOR có một số bài về trường học, mẫu giáo trên Kienviet.net (khoảng 4-5 bài), bạn tìm kỹ sẽ có. Nhưng hiện chưa có bài nào cho trẻ em khuyết tật, vốn là chủ đề hay và thiết thực. Khi nào có ARDOR sẽ đăng lên Ashui và Kienviet. Cảm ơn Hoàng.
tin bình luận RSS của chủ đề này