Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Đà Nẵng: Khu công nghiệp thành khu đô thị

Đà Nẵng: Khu công nghiệp thành khu đô thị

Viết email In

Các doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động trong khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng, hay còn gọi là KCN An Đồn, được khuyến khích di dời để biến KCN đầu tiên của thành phố Đà Nẵng này trở thành khu đô thị.

Để thực hiện dự án này, ông ông Phạm Việt Hùng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng (IZA Đà Nẵng), tiết lộ trong tuần này, ban lãnh đạo IZA Đà Nẵng sẽ thương thảo, ký hợp đồng với Công ty Cổ phần phát triển kiến trúc đô thị Hà Nội – đơn vị tư vấn để triển khai Đề án di dời các các doanh nghiệp trong KCN An Đồn, nằm tại quận Sơn Trà. Dự kiến, cuối năm nay, đề án sẽ được trình lên UBND thành phố để phê duyệt. Theo kế hoạch, việc di dời sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là đến năm 2020.  


KCN An Đồn, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng sẽ là KCN đầu tiên của cả nước chuyển đổi thành khu đô thị khi vẫn còn trong thời hạn hoạt động.
(Ảnh: Nhân Tâm) 

Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online chiều 8/8, ông Hùng cho biết việc di dời sẽ rất khó khăn. Hiện nay, có 50 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN được thành lập từ năm 1992 này, trong đó 50% hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm các ngành thâm dụng lao động như dệt may, găng tay hay đèn cầy. 

“Thành phố đang khuyến khích những doanh nghiệp này dời đi và đã chuẩn bị sẵn 2 KCN mới là Hòa Cầm-giai đoạn 2 và Hòa Nhơn để họ có chỗ mới sản xuất. Nhưng thành phố sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn để đền bù và hỗ trợ di dời. Những doanh nghiệp không chịu di dời sẽ phải bắt buộc thay đổi công nghệ, đảm bảo nghiêm ngặt những vấn đề môi trường", ông nói.

“Việc di dời này bắt buộc phải làm. Cách đây 25 năm, quận Sơn Trà chưa phát triển, dân cư còn thưa thớt vì vậy việc mở KCN tại đây là hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay, theo nhu cầu phát triển kinh tế, khu vực xung quanh KCN trở thành khu dân cư đông đúc, vì vậy chuyển đổi công năng nơi này là hợp lý,” ông nói và cho biết thêm đây là KCN đầu tiên trên cả nước vẫn còn trong thời hạn hoạt động được chuyển đổi thành khu đô thị.

Trước đó, ngày 7/4/2017, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý chủ trương đưa KCN An Đồn với quy mô hơn 500.000m2 ra khỏi quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước đến năm 2020. Thủ tướng cũng giao UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất KCN An Đồn sang đất ở đô thị.

Về mặt chính sách, ông Hùng cho biết hiện nay tại Đà Nẵng, ngoại trừ Khu Công nghệ cao được hưởng những chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư, kể từ 2015, các doanh nghiệp mới hoạt động tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được hưởng những chính sách ưu đãi giống với hoạt động ngoài KCN.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng hiện được giao quản lý 6 KCN, gồm: Hòa Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng. Quy mô tổng diện tích 1.066 ha với gần 500 dự án (trong đó, có gần 150 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài). Các KCN thu hút hơn 74.000 lao động.

Thành phố Đà Nẵng đã được Thủ tướng cho phép thành lập 3 KCN mới là Hòa Cầm-giai đoạn 2 (125,14 ha), Hòa Nhơn (405,49 ha), Hòa Ninh (400,02 ha). 

Nhân Tâm 

(TBKTSG) 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1971 khách Trực tuyến

Quảng cáo