Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2019 của TPHCM diễn ra sáng 10/5, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nêu tên từng dự án chậm tiến độ, từ lĩnh vực bất động sản đến môi trường và các đề án thương mại điện tử, hậu cần (logistics)...
Ông Phong đã đề cập đến một loạt các dự án đang chậm tiến độ và chưa có chuyển động gì trong vài tháng qua như dự án khu phức hợp Lotte (quận 2), dự án SaiGon Sports City, các dự án đốt rác phát điện, dự án khép kín đường vành đai 2, dự án chỉnh trang công viên 23 tháng 9…
Một số dự án nằm trong khu đô thị Thủ Thiêm đang giậm chân tại chỗ. (Ảnh: Lê Anh)
Bên cạnh các dự án đang thực hiện các đề án mà các sở ngành đang xây dựng như đề án như thương mại điện tử; trung tâm logistics; trung tâm triển lãm; đề án đô thị thông minh… cũng được nhắc nhở vì chậm tiến độ. Người đứng đầu TPHCM đề nghị các sở, ngành nêu rõ các dự án vướng mắc ở đâu để tháo gỡ.
Lý giải nguyên nhân các dự án đốt rác phát điện bị chậm tiến độ, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, đã có 2 đợt mở đấu thầu tư vấn nhưng không có đơn vị tham gia do giá trị hợp đồng thấp. Ông Thắng đề xuất, sẽ xây dựng tiêu chí riêng cho tư vấn, khi doanh nghiệp đạt tiêu chí sẽ mở chọn tư vấn đấu thầu.
Ông Phong cho rằng, các dự án đốt rác phát điện nếu không tạo chuyển biến thì không thể thu hút được đầu tư.
Đề cập đến việc phát triển kinh tế của TPHCM trong 4 tháng qua, ông Phong đánh giá dù tốc độ phát triển kinh tế của thành phố đạt hơn 8% mỗi năm, nhưng hiện số vốn bình quân đầu tư trên mỗi dự án tại thành phố chưa đạt được 1 triệu đô la/dự án nên chưa tăng tính cạnh tranh, chưa tăng được tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Trong 4 tháng qua, tình hình phát triển công nghiệp có chậm lại, dù kinh tế của TPHCM vẫn có sự tăng trưởng nhưng chất lượng và sự bền vững thì còn nhiều vấn đề. Người đứng đầu chính quyền TPHCM đề nghị các sở ngành trong quí 2 phải tập trung tháo gỡ các vướng mắc đối với các dự án đang giậm chân tại chỗ, kể cả những dự án đang vướng mắc các thủ tục thuộc thẩm quyền trung ương cũng phải đeo bám để nhanh chóng tháo gỡ.
Lê Anh
(TBKTSG)
- Luật Quy hoạch: Đại biểu Quốc hội “vênh” quan điểm
- BT và BOT chưa hết thất thoát
- Chính phủ có nên bảo lãnh doanh thu dự án đối tác công - tư?
- Thu hồi nhà siêu mỏng siêu méo: Có khả thi?
- Sửa quy hoạch Ciputra để xây thêm chung cư
- 368 dự án công nghiệp đình trệ vì… chưa có hướng dẫn Luật Quy hoạch
- Xử lý trật tự xây dựng và những vấn đề pháp luật
- BIM Group chính thức khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời 330 MWP
- Trong tháng 4 sẽ có nghị định về thanh toán dự án BT
- Nhà nước còn chậm trễ thì dân còn vi phạm