Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ hoàn thành vào năm 2022 nếu ngân sách nhà nước góp 50% (khoảng 2.400 tỉ đồng); đồng thời hai tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước đứng ra đầu tư, theo đề xuất của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.
Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (nhà đầu tư đang xây dựng đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) mới đây đã gửi văn gửi lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Chính phủ đề xuất cơ chế xây dựng đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thực trạng các đoạn cao tốc từ TPHCM - Cần Thơ. (Đồ họa: Lê Anh)
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài 23 km, Bộ GTVT đã tổ chức sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư từ tháng 2/2018. Tuy nhiên, do thay đổi về chủ trương hỗ trợ của Nhà nước nên Bộ GTVT đã hủy sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Do vậy, đến nay dự án chưa có nhà đầu tư.
Trong khi hiện nay, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đang thi công đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận (đoạn sẽ nối với dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ) nên có nhiều điều kiện thuận lợi, vì vậy nhà đầu tư đã đề xuất với Chính phủ một số cơ chế để thi công đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, để có vốn xây dựng đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, doanh nghiệp đề xuất ngân sách nhà nước tham gia góp 50% khoảng 2.400 tỉ đồng, phần còn lại doanh nghiệp dự án sẽ cố gắng cùng các đối tác là các nhà đầu tư, nhà thầu huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn hợp pháp khác.
Đồng thời, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đề xuất giao tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư luôn dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ vì hiện nay tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư (Công ty cổ phần BOT Mỹ Thuận) đang phối hợp nhịp nhàng ở dự án Trung Lương- Mỹ Thuận nếu được giao dự án tiếp theo thì sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính rút ngắn thời gian xây dựng.
Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận phân tích, với một dự án cao tốc trải qua nhiều khâu, tổng thời gian từ lúc làm thủ tục đến lúc thi công xong nhanh nhất phải mất 41 tháng. Tuy nhiên, với các thiết bị sẵn có, cộng với kinh nghiệm đang thi công ở dự án Trung Lương - Mỹ Thuận thì sẽ giúp rút ngắn thời gian còn 24 tháng (thay vì 41 tháng như thông thường). Nếu đề xuất này được Chính phủ chấp thuận và khởi công sớm thì dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2022.
Khi đó, toàn tuyến cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ sẽ thông suốt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa TPHCM đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay tuyến cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ, mới chỉ hoàn thành đoạn TPHCM - Trung Lương, các đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang xây dựng; đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ mới chỉ trong quá trình chuẩn bị và chưa có nhà đầu tư.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài 23 km, được Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Quyết định 2519 ngày 28/8/2017 với tổng mức đầu tư là 5.370 tỉ đồng. Dự án đã được Bộ GTVT tổ chức sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư từ tháng 2/2018. Tuy nhiên, do thay đổi về chủ trương hỗ trợ của Nhà nước để phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng tài sản công nên Bộ GTVT đã hủy sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và điều chỉnh dự án. Ngày 8/12/2019, Bộ GTVT ban hành quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ với tổng mức đầu tư còn 4.758 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 923 tỉ đồng. |
Lê Anh
(TBKTSG)
- Cần có giải pháp hạn chế quy hoạch “treo”
- Covid-19 làm phát sinh thêm khó khăn trong giao dịch bất động sản
- Phòng, tránh rủi ro khi mua nhà chung cư
- TPHCM rà soát thủ tục, tiến độ hơn 1.700 dự án có sử dụng đất
- Đà Nẵng siết xây dựng nhà "siêu mỏng"
- TPHCM tháo gỡ vướng mắc 46 dự án đầu tư
- Giải quyết vướng mắc về đất đai để đẩy nhanh cổ phần hóa
- Dù đã sửa quy định giao đất, nhà đầu tư vẫn lo ngại
- Khánh Hòa: Vướng mắc trong hướng dẫn lập quy hoạch ngoài phạm vi đô thị
- Kiểm toán các dự án PPP tạo sự minh bạch để hấp dẫn đầu tư