Nhà đầu tư trong nước có cơ hội được làm nhà đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc - Nam khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý chuyển 8 dự án cao tốc Bắc - Nam từ hình thức đầu tư công – tư (PPP) sang đầu tư công theo đề xuất của Chính phủ.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, tính đến tháng 5/2020, tám dự án cao tốc Bắc – Nam đầu tư theo hình thức PPP đã sơ tuyển xong nhà đầu tư. Trong số 8 dự án thì có 7 dự án có tối thiểu 2 nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển. Chỉ duy nhất dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư tham gia sơ tuyển.
Các đoạn cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức PPP và đầu tư công (Đồ họa: Thu Trang)
Cụ thể tại dự án Mai Sơn (Ninh Bình) - Quốc lộ 45 (Thanh Hóa), có 2 liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển tại dự án gồm liên danh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng miền Trung; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi; Công ty cổ phần Xây dựng và lắp máy Trung Nam; Công ty cổ phần CMVIETNAM.
Liên danh thứ hai là Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công; Công ty cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4.
Đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, dài 63,3 km, tổng mức đầu tư của dự án là 12.918 tỉ đồng, trong đó có 3.169 tỉ đồng vốn nhà nước hỗ trợ bằng vốn trái phiếu Chính phủ, còn lại là vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư.
Tiếp đến là đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa), có 2 liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển. Liên danh thứ nhất gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4; Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình; Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An; Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô; Công ty cổ phần xây dựng giao thông 18.
Liên danh thứ hai gồm Công ty cổ phần Licogi 16; Công ty TNHH Xây dựng - thương mại - dịch vụ Điền Phước; Công ty cổ phần FECON; Công ty cổ phần Hạ tầng và Phát triển đô thị FECON; Công ty cổ phần đầu tư 468.
Đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa có chiều dài 43 km, tổng mức đầu tư là 6.333 tỉ đồng (vốn hỗ trợ của Nhà nước là 2.003 tỉ đồng, vốn tư nhân là 4.330 tỉ đồng).
Dự án có chiều dài 43 km, xây dựng 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, tổng mức đầu tư là 6.333 tỉ đồng, trong đó vốn hỗ trợ của Nhà nước là 2.003 tỉ đồng, vốn tư nhân là 4.330 tỉ đồng.
Đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An), có hai liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển tại dự án gồm liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp; Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4; Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng; Công ty cổ phần Xây dựng số 2.
Liên danh thứ hai là Công ty cổ phần Xây dựng Tân Nam; Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông Thái Sơn.
Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, có chiều dài gần 50 km, tổng mức đầu tư khoảng 8.380 tỉ đồng, trong đó 2.550 tỉ đồng vốn nhà nước, còn lại là vốn huy động của nhà đầu tư.
Đối với đoạn Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) có 3 liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển.
Liên danh thứ nhất là Công ty TNHH Hòa Hiệp; Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4; Công ty TNHH đầu tư Núi Hồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn; Công ty cổ phần Xây dựng Số 2;
Liên danh thứ hai gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam; Công ty cổ phần xây dựng Tân Nam; Công ty cổ phần HCJ.
Liên danh thứ ba gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch; Công ty cổ phần bê tông Hà Thanh; Tổng công ty Xây dựng Hoàng Long; Công ty TNHH Tiến Đại Phát.
Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3 km, tổng mức đầu tư 13.338 tỉ đồng (8.077 tỉ đồng vốn nhà nước, còn lại là vốn huy động của nhà đầu tư).
Tại khu vực phía Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm đi qua địa phận tỉnh Khánh Hòa có 5 nhà đầu tư trúng sơ tuyển, gồm:
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải;
Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4; Công ty cổ phần Phát triển xây dựng và Thương mại Thuận An; Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô;
Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh; Công ty TNHH Nhạc Sơn; Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.
Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi; Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1; Công ty cổ phần 873 (xây dựng công trình giao thông); Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu 168 Việt Nam.
Liên danh Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam; Công ty cổ phần Trường Long.
Cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm, chiều dài 49,11 km, tổng mức đầu tư 7.615 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước là 5.058 tỉ đồng, vốn tư nhân là 2.557 tỉ đồng.
Đối với đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) có 4 liên danh nhà đầu tư trúng sơ tuyển. Thứ nhất là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4; Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình; Công ty cổ phần Xây dựng giao thông 18; Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành; Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An.
Liên danh thứ hai là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Thạch; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 194.
Liên danh thứ ba là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư giáo dục phát triển công nghệ năng lượng Việt Nam; Công ty cổ phần FECON.
Liên danh thứ tư là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư Horizon; Công ty Cổ phần Hải Đăng; Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải; Công ty cổ phần Xây dựng và lắp máy Trung Nam.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, chiều dài 79km, tổng mức đầu tư 13.687 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước là 9.311 tỉ đồng, phần còn lại là vốn tư nhân.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây có 3 liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển gồm liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công; Công ty cổ phần Huyndai Thành Công Việt Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4.
Liên danh thứ hai là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa; Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam; Công ty cổ phần Rạng Đông.
Liên danh thứ ba là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 (Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6); Tổng công ty IDICO; Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín.
Dự án Phan Thiết - Dầu Giây, chiều dài 99 km, tổng mức đầu tư 14.359 tỉ đồng, trong đó 11.879 tỉ đồng vốn BOT và 2.479 tỉ đồng vốn Nhà nước.
Trong số 8 dự án duy nhất chỉ có đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư qua sơ tuyển.
Nhìn vào danh sách các nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển, có thể thấy nhiều nhà đầu tư đã khẳng định được tên tuổi ở các dự án giao thông như Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4; Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình…
Phần lớn ở các dự án đa phần là các nhà đầu tư liên danh với nhau để đáp ứng đủ vốn cho dự án.
Sau khi sơ tuyển xong, Bộ GTVT sẽ phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà đầu tư trong tháng 5/2020. Bước kế tiếp sẽ tiến hành đấu thầu chọn nhà đầu tư dự kiến thực hiện trong vòng 6 tháng.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đèo Cả cho biết, việc đấu thầu rộng rãi sẽ mang lại cơ hội cho nhiều nhà đầu tư.
Đối với một dự án PPP giao thông, ngoài phần vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thì phần quyết định chính nằm ở nguồn vốn tín dụng. Khi nguồn vốn tín dụng trong nước có khả năng đáp ứng được thì dự án mới khả thi.
Lê Anh
(TBKTSG Online)
- Doanh nghiệp phía Nam sẽ không phải ra Bộ Xây dựng để thẩm định thiết kế
- Xã hội hóa hạ tầng: khó cho đường thủy và chống ngập
- Thủ Thiêm vẫn còn nhiều giấc mơ dang dở
- TPHCM chuẩn bị đầu tư hàng loạt dự án ở cửa ngõ
- Hàng trăm dự án treo ở TPHCM đang chờ kích hoạt
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng
- Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng có kịp tháng 10/2020 sau nhiều lần lỗi hẹn?
- TP.HCM: Đấu giá hơn 5.000m2 đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm
- Chủ đầu tư "cao ốc gây nhức mắt" tại Đà Nẵng làm sai thiết kế
- Hà Nội: Cưỡng chế giai đoạn 2 dự án 8B Lê Trực