Đến tháng 6, dự án xây dựng cầu cạn và mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch-cầu Thăng Long đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp, công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 10.
Điểm đầu của dự án đường vành đai 3 tại nút giao Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) đây là điểm đen ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Điểm cuối của dự án là cầu Thăng Long (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,836km.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.824 tỷ đồng.
Gói thầu được xây dựng do liên danh nhà thầu gồm: Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui, Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO 4, Công ty TNHH Xây dựng Tokyu và Tập đoàn Taisei đảm nhận.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/giờ, bề rộng cầu cạn bêtông rộng 24m, kết cấu nhịp sử dụng dầm Super-T.
Vào những ngày nắng nóng cao điểm ở Hà Nội việc thi công trở nên rất khó khăn; để đảm bảo kịp tiến độ dự án những công nhân này phải làm việc cả hai ca ngày, đêm để tránh nóng.
Hình ảnh công nhân đang hoàn thiện những mảng lan can cầu cạn tại gần siêu thị Metro.
Sau hơn 2 năm thi công, diện mạo của tuyến đường vành đai 3 trên cao đã được hình thành, toàn bộ 113 trụ cầu, các thanh dầm và bản mặt cầu đã được ghép nối liền mạch hết với nhau.
Các hạng mục nền, mặt đường, hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, cầu đi bộ...đã gần hoàn thành trên toàn tuyến.
Hiện nay, cây xanh dọc hai bên đường vành đai 3 đã được thay thế hoàn toàn bằng cây giáng hương cho bóng mát, xanh tươi.
Vỉa hè được lát đá tự nhiên chắc chắn, chỗ rộng nhất lên đến gần 10m, người dân vô tư thoải mái đứng hóng mát, đi xe đạp, đi bộ hay tập thể dục.
Hình ảnh cầu cạn vành đai 3 tại ngã ba Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt.
Hình ảnh cầu cạn vành đai 3 tại nút giao Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng.
Khi Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thông xe sẽ góp phần quan trọng trong việc kết nối liên thông tuyến đường vành đai 3 trên cao từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long; rút ngắn thời gian di chuyển từ nội đô đi sân bay Nội Bài, đi các tỉnh miền núi phía Bắc và ngược lại.
(Vietnam+)
- Nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam phải có kinh nghiệm vận hành công trình đặc biệt
- Ách tắc dự án do Luật Đất đai và Luật Quy hoạch?
- TPHCM 2021: Đầu tư PPP khó khăn hơn vì không còn hình thức BT
- Hà Nội được giữ toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn để đầu tư phát triển hạ tầng
- TPHCM có nhiều dự án ODA nhất nhưng giải ngân rất thấp
- Minh bạch chia sẻ doanh thu trong dự án PPP rõ hơn
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp thị trường địa ốc “hồi sinh” hậu Covid-19
- Doanh nghiệp phía Nam sẽ không phải ra Bộ Xây dựng để thẩm định thiết kế
- Xã hội hóa hạ tầng: khó cho đường thủy và chống ngập
- Thủ Thiêm vẫn còn nhiều giấc mơ dang dở