Sau các quyết định này, chủ đầu tư đã “đổ tiền” để tiến hành các bước triển khai dự án: Chuyển mục đích sử dụng đất, nhận bàn giao mốc giới, bồi thường GPMB … thậm chí là đã giao dịch thành công nhiều hợp đồng góp vốn đầu tư. Việc dừng các dự án đồng nghĩa với việc gây thiệt hại lớn cho các chủ đầu tư cũng như hàng trăm người dân đã mua nhà, đất tại các dự án này. Thiệt hại này ai chịu? Phóng viên đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Đăng Việt - Cty Luật Bizconsult - về vấn đề này.
- Ảnh bên : Dự án Kim Chung - Di Trạch.
- Điều 4 của Luật Đầu tư quy định: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. Ngoài ra, khoản 2, Điều 11 của Luật Đầu tư cũng quy định: Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc có thể được xem xét bồi thường.
Như vậy, phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước, các hoạt động đầu tư đã được cấp phép được Nhà nước cam kết bảo hộ và duy trì ổn định. Một dự án đã được cấp phép đầu tư, khi chủ đầu tư không có vi phạm pháp luật, mà cơ quan chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng vì lý do nghiên cứu quy hoạch là vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư và không có căn cứ pháp luật.
Việc cơ quan chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng dự án vì lý do nghiên cứu sự phù hợp quy hoạch sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho chủ đầu tư và các nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản “nhạy cảm” với thông tin quy hoạch như VN. Khi nghiên cứu về quy hoạch còn chưa rõ ràng, cơ quan nhà nước không nên và không có cơ sở yêu cầu tạm dừng dự án, hoặc ít nhất là phải hạn chế thông tin trên báo chí gây ảnh hưởng bất lợi cho chủ đầu tư. Không tuân thủ theo nguyên tắc này có thể dẫn tới những hệ luỵ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại địa phương, và tạo ra các kẽ hở gây sách nhiễu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc dừng lại dự án vì lý do điều chỉnh quy hoạch bắt buộc thì thế nào, thưa ông?
- Ở đây tôi chưa bàn đến những quy định bắt buộc của pháp luật, xét trên nguyên tắc bảo hộ đầu tư và chính sách của Nhà nước về việc tạo môi trường đầu tư lành mạnh, khi cơ quan chính quyền ở địa phương đã cấp phép cho chủ đầu tư thực hiện dự án, thì quyết định hoặc giấy phép đầu tư được xem như là cam kết của cơ quan chính quyền đối với chủ đầu tư. Nếu chính cơ quan chính quyền sau đó thay đổi lại quy hoạch tại địa phương làm ảnh hưởng tới dự án, thì cần phải có những hành xử và thủ tục hợp lý và công bằng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho chủ đầu tư, và đền bù hợp lý cho những thiệt hại xảy ra. Nếu không thực hiện được yêu cầu này, thì cơ quan đó sẽ rất mất uy tín đối với doanh nghiệp trên địa bàn.
Nếu các nguyên tắc và chính sách nêu trên không được tuân thủ triệt để, trong trường hợp hành vi hoặc quyết định hành chính của cơ quan chính quyền địa phương gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, thì sau khi thực hiện quyền khiếu nại tới cơ quan đó mà không được giải quyết thoả đáng, có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện cơ quan đó tại toà án hành chính yêu cầu huỷ bỏ quyết định và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được quy định tại Luật số 35/2009/QH12 về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp bảo vệ “cực chẳng đã” cuối cùng của các doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Nam Nguyễn (thực hiện)
Tin mới hơn:
- 5.800 tỷ đồng xây khu sinh thái lớn nhất miền Bắc
- Thị trường đất nền Hà Nội: Lo ngại một cơn sốt mới
- 3.500 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch đô thị Tứ Hiệp
- BTA đầu tư dự án khu phức hợp tại Hội An
- Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Công viên Yên Sở
Tin cũ hơn:
- Bất động sản phía tây Hà Nội: Giật mình với giá đất "làng"
- TP.HCM: Công bố "danh sách đen" nhà thầu chây ỳ
- Không có chuyện dừng 16 dự án tại Hà Nội
- Căn hộ Rừng Cọ thuộc dự án Ecopark có giá 19 triệu đồng/m2
- Khởi công xây dựng tòa tháp Ngôi sao tại Hà Nội