Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hoang vắng ở các khu công nghiệp (KCN)? Các chủ đầu tư KCN nói gì về sự chậm trễ hiện nay?
Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến đầu tư nước ngoài giảm sút, cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN đầu tư chậm trễ, ngân hàng ngừng cho vay vốn... là các nguyên nhân được nhiều chủ đầu tư KCN đưa ra.
Ông Đỗ Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Bình Tân (đồng thời là TGĐ Công ty hàng tiêu dùng Bình Tân - Bita’s), chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) cho biết trong số các nguyên nhân khiến KCN này đến nay chưa hoàn thành toàn bộ công trình, việc thiếu hạ tầng ở địa phương là quan trọng nhất. Tỉnh Bình Thuận có đường biển dài hơn 190 km nhưng lại chưa có cảng biển; đường bộ cách TP.HCM chỉ 180 km nhưng thời gian di chuyển mất 5 - 6 giờ. Chi phí vận chuyển container cũng cao hơn các nơi khác...
- Ảnh bên : hoạt động triển khai hạ tầng ở KCN Hàm Kiệm II, Bình Thuận (Ảnh: T.Q.D)
Một chủ đầu tư KCN khác cho biết, trước khi khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra năm 2007, công ty ông có rất nhiều đối tác là nhà đầu tư nước ngoài ký cam kết mở nhà máy ở Việt Nam, đảm bảo đầu ra ổn định cho KCN của mình. Sau khi khủng hoảng kinh tế bùng phát, các cam kết vẫn còn hiệu lực, nhưng nhà đầu tư nước ngoài lại không còn đủ khả năng tài chính để triển khai. “Chúng tôi không bao giờ muốn tình trạng chậm trễ đầu tư KCN xảy ra. Vì đã là doanh nghiệp, chúng tôi cần triển khai kinh doanh để mang lại lợi nhuận, giải quyết công ăn việc làm”, nhà đầu tư này bộc bạch.
Điều kiện hạ tầng yếu kém Ông Trần Văn Nhựt, Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, nhận định một trong những nguyên nhân khiến tiến độ đầu tư các KCN ở Bình Thuận hiện chậm là cơ sở hạ tầng của tỉnh còn yếu và thiếu. Hiện nay, xe lưu thông đường bộ từ TP.HCM đến Phan Thiết phải mất nhiều giờ. Bình Thuận lại chưa có cảng, chưa có sân bay nên việc lưu thông hàng hóa sẽ khó khăn cho các KCN. Điều này khiến các DN ngại bỏ vốn đầu tư thuê đất trong các KCN. Cũng theo ông Nhựt, hiện nay Bình Thuận đang khẩn trương triển khai đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Dự kiến tháng 6 này sẽ khởi công cảng nước sâu Kê Gà và quy hoạch sân bay Phan Thiết trình Chính phủ phê duyệt. Q.H. |
Một khó khăn khác được các chủ đầu tư thừa nhận là tình trạng có quá nhiều KCN hiện nay trong khi nhà đầu tư thuê đất ở KCN thì có hạn... Sự cạnh tranh lẫn nhau gay gắt trong việc thu hút nhà đầu tư cũng là vấn đề nan giải đối với các chủ đầu tư KCN.
Cần rà soát lại tình hình, không cấp phép mở quá nhiều KCN trên cùng địa bàn, một chủ đầu tư KCN kiến nghị. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét tạo điều kiện cho các chủ đầu tư KCN vay vốn, bởi lẽ “đầu tư KCN là để thu hút các nhà máy vào sản xuất, vì vậy không nên xếp ngành này vào nhóm phi sản xuất”, ông Đỗ Long nói. Ông cũng đề xuất trong tình hình khó khăn hiện nay, Nhà nước nên chấp nhận cho chủ đầu tư KCN bằng nguồn lực tự có để thực hiện công trình theo cách cuốn chiếu, khi thuận lợi sẽ tăng tốc như đã cam kết.
N.Trần Tâm
- Đề xuất biện pháp xử lý đối với dự án FDI chậm triển khai
- Mở bán căn hộ Eurowindow Multicomplex từ cuối quý 2-2011
- Bộ Xây dựng đề nghị xóa hình thức phân lô, bán nền
- Giá đất quanh trục Tây Thăng Long tăng đột ngột
- Giảm bớt khó khăn về vốn cho dự án nhà ở xã hội
- Vùng ven Hà Nội: “Đích” mới của chủ đầu tư bất động sản
- Siết chặt nguồn vốn cho vay bất động sản: Doanh nghiệp tìm cách lách luật?
- Một số dự án tại Cam Ranh có thể bị thu giấy phép
- Bình Dương: Xây phố thương mại Prince Town giữa quý II-2011
- Mở bán căn hộ Lancaster Hanoi Tower