Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch các phân khu đô thị phía Bắc sông Hồng

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch các phân khu đô thị phía Bắc sông Hồng

Viết email In

UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch các phân khu đô thị nằm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng.

Quy hoạch phân khu đô thị N2 tỷ lệ 1/2000, thuộc địa giới hành chính các xã Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm (huyện Mê Linh), quy mô diện tích đến năm 2030 khoảng 717ha. Phân khu N2 được xác định 3 tính chất và chức năng chính là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng; là khu công nghiệp sạch đa ngành; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với hệ thống công trình đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và thành phố.

  • Ảnh bên: Mạng lưới các phân khu đô thị tại Hà Nội

Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000, thuộc địa giới hành chính các xã Quang Minh, Tiền Phong (huyện Mê Linh) và xã Nam Hồng (huyện Đông Anh). Phân khu đô thị N3 có quy mô diện tích đến năm 2030 khoảng 766ha, dân số là 72.000 người, ngưỡng phát triển dân số tối đa khoảng 82.000 người. Phạm vi ranh giới của khu vực nghiên cứu quy hoạch, gồm phía Bắc đến hành lang xanh sông Cà Lồ, phía Tây đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, phía Đông đến hành lang xanh đầm Vân Trì - sông Cà Lồ, phía Đông đến hành lang xanh sông Thiếp - đầm Vân Trì.

Phân khu N3 xác định các tính chất và chức năng là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng; là khu vực đô thị phát triển dân dụng mới của TP trung tâm kết hợp cải tạo, chỉnh trang đồng bộ các cơ sở hạ tầng đô thị; khu làng xóm đô thị hóa, khu nhà ở mới chất lượng cao; đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đầu mối giao thông quốc gia và TP.

Với quy hoạch phân khu đô thị N4, tỷ lệ 1/5000, thuộc địa giới hành chính các xã Đại Mạch, Võng La, Kim Chung, Kim Nỗ, Hải Bối (huyện Đông Anh), quy mô diện tích đến năm 2030 khoảng 2.034ha, quy mô dân số là 200.000 người, ngưỡng phát triển dân số tối đa khoảng 220.000 người. Phạm vi ranh giới của khu vực nghiên cứu quy hoạch, gồm phía Bắc đến hành lang xanh sông Hồng - sông Thiếp - đầm Vân Trì; phía Tây và Nam đến đường đê sông Hồng, phía Đông đến hành lang xanh sông Hồng - đầm Vân Trì.

Phân khu đô thị N11 là đô thị dịch vụ - công nghiệp, thuộc địa phận 2 phường của quận Long Biên và 9 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm. Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, phân khu đô thị N11 có diện tích đến năm 2030 gần 1.700 ha, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 110.000 người.

Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc địa bàn phường Thạch Bàn, Cự Khối (quận Long Biên); thị trấn Trâu Quỳ, các xã Cổ Bi, Phú Thị, Đặng Xá, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Bát Tràng, Đông Du (huyện Gia Lâm). Khu quy hoạch giáp ga Cổ Bi dự kiến phía Đông Bắc, phía Nam giáp đất canh tác nông nghiệp xã Đa Tốn, phía Đông giáp đường 179 và đất canh tác nông nghiệp xã Kiêu Kỵ, phía Tây Bắc giáp đường Vành đai 3, phía Tây Nam giáp đê sông Hồng.

Phân khu đô thị N11 được xác định chức năng là đô thị dịch vụ - công nghiệp, cửa ngõ phía Đông trung tâm thành phố, kết nối với Hưng Yên, Hải Dương, là trung tâm phân phối hàng hóa và chợ đầu mối, điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh phía Đông Hà Nội.

Theo ông Vũ Tuấn Định - Phó giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội, tính từ vành đai 4 trở vào, thành phố hiện đang có 25 quy hoạch phân khu trong đó Sở đã thẩm định trình phê duyệt 17 phân khu. Cụ thể, khu vực Bắc sông hồng có 11 quy hoạch phân khu và Nam sông Hồng là 6 phân khu.

Về cơ bản, quy hoạch phân khu trong đồ án quy hoạch chung thủ đô không bị hạn chế bởi quy mô, và không hạn chế danh giới địa giới hành chính của từng quận, huyện mà căn cứ vào tính chất đô thị, địa hình… để lập quy hoạch. Sau khi quy hoạch phân khu được thông qua sẽ đưa ra quy hoạch chi tiết 1/500.

Tính chất đặc biệt của quy hoạch phân khu là cơ cấu lại hạ tầng kỹ thuật, và hạ tầng xã hội và xác định tính chất các lô đất thuộc các dự án trong quy hoạch phân khu căn cứ vào chỉ tiêu quy hoạch nhà nước sao cho phải đảm bảo việc cân đối hạ tầng KT và hạ tầng xã hội để đảm bảo tính đồng bộ và phát triển bền vững đô thị.

V.K 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2167 khách Trực tuyến

Quảng cáo