Theo đó, mức thu phí đấu giá đối với người tham gia đấu giá được quy định tương ứng với giá khởi điểm của quyền sử dụng đất hoặc diện tích bán đấu giá. Đối với các tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá là tài sản tịch thu xung công quỹ thì không phải nộp phí đấu giá.
Cụ thể, trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có giá khởi điểm từ 200 triệu đồng trở xuống thì lệ phí là 100.000 đồng/hồ sơ; từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng là 200.000 đồng/hồ sơ; trên 500 triệu đồng là 500.000 đồng/hồ sơ.
Trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất khác được tính theo diện tích đất bán đấu giá quyền sử dụng đất: từ 0,5 ha trở xuống lệ phí là 1 triệu đồng/hồ sơ; từ trên 0,5 ha - 2 ha lệ phí là 3 triệu đồng/hồ sơ; từ trên 2 ha - 5 ha lệ phí là 4 triệu đồng/hồ sơ; từ trên 5 ha lệ phí là 5 triệu đồng/hồ sơ.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng quy định rõ mức thu phí đấu giá tài sản.
Khi người có tài sản bán đấu giá nếu bán được tài sản thì phải nộp phí tính trên giá trị tài sản bán được với mức từ 50.000 - 18,5 triệu đồng, cộng thêm từ 0% - 5% giá trị tài sản bán được.
Người tham gia đấu giá phải nộp phí tương ứng với giá khởi điểm của tài sản đấu giá theo mức từ 20.000 - 500.000 đồng/hồ sơ.
Tin mới hơn:
- Dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa (TPHCM): Tay không vẫn được giao dự án... 2 tỉ USD (?!)
- Điểm mặt những dự án lãng phí đất đai ở Hà Nội
- Mặt sàn thương mại tại Hanoi Plaza: Thu hồi vốn nhanh
- Nghị định 23/2009-NĐ-CP: Dành quỹ đất trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội
- Các dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội mở rộng: Rà soát để tránh lãng phí
Tin cũ hơn:
- Thí điểm đơn giản hóa thủ tục cho dự án bất động sản
- Sửa Luật Đất đai: Những kiến nghị từ IFC
- Năm 2009, tung dự án để thăm dò
- Đề xuất phương án sử dụng vốn xây nhà ở xã hội
- Hạn chế chiều cao công trình 4 ô phố trước Hội trường Thống Nhất, TPHCM