Tại hội thảo về chủ đề: “Thị trường bất động sản bán lẻ ở thị trường Việt Nam” do CBRE tổ chức mới đây cho thấy, TP.HCM sẽ có thêm 200.000m2 mặt bằng bán lẻ trước năm 2015. Theo đó, thị trường bán lẻ sẽ mở rộng ở Bình Dương trong khu vực Thành Phố Mới.
Theo ông Richard Leech - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, mặc cho những thách thức trong nền kinh tế vĩ mô, sự bất ổn trong lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đang rớt hạng trong chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu, chúng ta đã trải qua một năm thú vị.
Cũng theo ông Richard Leech, so với các thị trường chủ chốt khác ở châu Á, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa được khai thác dù được ghi nhận có tiềm năng phát triển đáng kể. Mặt khác thị trường này cũng đòi hỏi một tốc độ tăng trưởng tương thích trong nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.
Trong năm 2012, lĩnh vực F & B, giải trí và các mặt hàng thiết yếu tiếp tục mở rộng và thúc đẩy ngành công nghiệp bán lẻ cũng như tăng thêm lượng yêu cầu tìm kiếm mặt bằng bán lẻ thông qua CBRE trong năm tới.
Bên cạnh sự tham gia thị trường của Burger King, sự mở rộng đầy năng động của Domino Pizza, Baskin Robbins, thì lĩnh vực thời trang (Sisley, Banana Republic, FOS, Mango, Topshop và thương hiệu sang trọng như Hugo Boss, Christian Dior, rmenegildo Zegna, Dolce & Gabbana, Gucci và Hermes) cũng như các nhà bán lẻ thiết bị kỹ thuật số (FPT, Sony, Samsung, Blackberry và HTC) đã hoạt động mạnh mẽ.
Nguồn cung lớn tại TP.HCM như Vincom Center A (tổng diện tích sàn 38.000m2), Pandora (25.500 m2) và sự khởi động lại của Bitexco Financial Center (diện tích sàn 12.000m2) trong khi ở Indochina Plaza Hà Nội (diện tích sàn 18.000m2) và Mê Linh Plaza Hà Đông (tổng diện tích sàn 31.700m2) đã mở cửa vào đầu năm 2012.
Nguồn cung và cầu tại những vị trí đắc địa duy trì được mức giá thuê ổn định, chứng minh được nhu cầu thị trường vẫn còn phát triển mạnh mẽ đối với những khu vực bán lẻ có lượng khách lưu thông cao với tầm nhìn tốt và điều kiện thuận lợi. Mặt khác, ngày một nhiều các trung tâm vùng phụ cận tỏ ra linh động hơn trong điều khoản thuê nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cũng như ngân sách của khách thuê.
Theo khảo sát của CBRE, các cửa hàng mặt phố (chủ yếu cho ngành hàng F&B), vẫn được ưa chuộng nhờ vào lợi thế góc nhìn tốt, thích hợp cho các cửa hàng lớn và cửa hàng mẫu tại khu vực trung tâm thành phố như: Hai Bà Trưng (Pizza Hut), CMT8, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo (Burger King), Tous Les Jours và Baskin Robbins (Le Loi), Trung Nguyên (Đồng Khởi).
Big C và Megastar đã mở rộng sang quận Tân Bình (Pandora), các cửa hàng tiện lợi (Circle K, Shop&Go, Ministop and Family Mart) đang phát triển tích cực.
CBRE dự đoán, TP.HCM sẽ có thêm 200.000m2 mặt bằng bán lẻ trước năm 2015 bao gồm Saigon Center 2, SC Vivo City, Cantavil Premier, Thao Dien Pearl, Airport Plaza và Aeon Celadon City. Cùng lúc ở Hà Nội, nguồn cung sẽ tăng lên qua 2 dự án của Vingroup (Royal City và Times City), Trung tâm Lotte, Trang Tien Plaza, Ciputra và Golden Palace.
Các hoạt động ở những thành phố loại hai và loại ba vẫn chậm, nhiều dự án đang xây dựng bị tạm ngưng hoặc hủy ngang.
Linh Vân
- Be bét Tháp Doanh nhân
- Doanh nghiệp xây dựng "kêu cứu" vì phải hầu hạ Thanh tra (!?)
- Nghịch lý tiêu tiền của ngành xây dựng
- Thu hút đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cần chuyên nghiệp hơn
- Kiểm tra việc sử dụng quỹ đất 20% ở Hà Nội và TP.HCM
- Hà Nội áp dụng quy định hệ số điều chỉnh giá đất
- Vốn ngoại vẫn vào bất động sản
- Đường Vành đai 2, TPHCM: Nghiên cứu cơ chế thu hút vốn đầu tư
- Gamuda Land ký kết hai thỏa thuận hợp tác chiến lược
- Các dự án bị “trói” vì mặt bằng: Đâu là lối thoát?