Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Hà Nội: Tăng đối thoại để giải quyết khiếu kiện đất đai

Hà Nội: Tăng đối thoại để giải quyết khiếu kiện đất đai

Viết email In

Thành phố Hà Nội hiện có nhiều dự án được triển khai xây dựng, tuy nhiên có công trình kéo dài nhiều năm mà chưa được triển khai thi công do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, dẫn đến khiếu kiện kéo dài. 

Để "cởi nút thắt" về giải phóng mặt bằng do khiếu kiện, thời gian qua, Hà Nội đã tích cực tổ chức đối thoại với người dân về đất đai để giải quyết trên cơ sở thấu lý đạt tình.  

Đối thoại cởi mở, dân chủ 

Quận Hà Đông hiện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, là nơi có nhiều dự án xây mới nhà chung cư, nhà cao tầng của thành phố Hà Nội. 

Chỉ tính riêng xã Dương Nội hiện đang có 9 dự án đã và đang trong quá trình bàn giao mặt bằng để thi công với diện tích sử dụng khoảng 400ha đất, liên quan tới khoảng 4.000 hộ dân.

Nhiều dự án, đồng nghĩa với việc nhiều hộ gia đình phải dành đất cho công trình. Cũng từ đây, đã nảy sinh nhiều khiếu kiện đất kéo dài. Dương Nội đã thành điểm một trong những điểm "nóng" ở Hà Nội cần phải được "hạ nhiệt."

Trên tinh thần, cởi mở, thẳn thắn, dân chủ, ngày 13/3 vừa qua đã diễn ra cuộc đối thoại giữa Ủy ban Nhân dân thành phố, quận Hà Đông với người dân xã Dương Nội.

Trong cuộc đối thoại hơn kéo dài hơn 2 giờ, đã có hàng chục ý kiến của người dân được trao qua đổi lại với lãnh đạo thành phố, xoay quanh kiến nghị về giá đền bù đất, cây trồng, công trình trên đất.

Bà Cấn Thị Thêu, người dân Dương Nội cho biết: "Chúng tôi kiến nghị nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề ổn định đời sống vật chất cũng như đời sống tâm linh, đồng thời mong muốn dự án dành một phần quỹ đất để làm dịch vụ. Các ý kiến của chúng tôi đều được lãnh đạo thành phố, các ban ngành lắng nghe, chia sẻ, ghi nhận, đồng thời đã hướng dẫn giải thích giúp người dân hiểu pháp luật hơn."

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông cho biết đến thời điểm này qua đối thoại, quận đã kiểm điểm rút kinh nghiệm 3 tổ chức và các cá nhân có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, xử lý kỷ luật khiển trách 4 cá nhân; đã kiểm tra làm rõ tiến độ sử dụng đất của các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn; đã tổ chức đối thoại, trả lời những kiến nghị mới của công dân; đã chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ nghèo, khó khăn bị thu hồi đất nông nghiệp.

Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung kiến nghị của công dân Dương Nội đang trong quá trình xem xét giải quyết như chi trả số tiền hỗ trợ diện tích đất chênh lệch tăng giữa thực tế so với giấy chứng nhận sử dụng đất và việc chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ di chuyển mộ tại khu Giải Phướn.

Không hỗ trợ chỗ ở hai lần cho một hộ giải tỏa 

Từ năm 2001, tại khu ao Thước Thợ, phường Thịnh Liệt, quận Đống Đa có 49 hộ dân phải giải tỏa để dành đất cho công trình Công viên thể thao - văn hóa vui chơi Đống Đa.

Sau khi thu hồi đất, các hộ dân trên đã tiến hành khiếu kiện nhiều nơi với nội dung Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thu hồi đất khu vực ao Thước Thợ để xây dựng công viên, thực hiện chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị giải tỏa không đúng theo Nghị định 22 của Chính phủ.

Bà Cao Thị Huệ, một trong những người đứng đơn khiếu kiện cho biết bà mong muốn được thành phố tiếp tục hỗ trợ chỗ ở cho các hộ dân đỡ bị thiệt thòi, khó khăn.

Đại diện các hộ dân trên đã được ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, gặp gỡ đối thoại trực tiếp. 

Phó Chủ tịch thành phố cho biết có hỗ trợ nhà ở cho một số hộ trên tại khu đô thị Việt Hưng, Gia Lâm sau khi giải tỏa. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, các hộ dân đã không sử dụng căn hộ ưu đãi mà nhượng quyền sử dụng cho các hộ khác.

Ông Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh khu vực đất ao Thước Thợ là đất công của Nhà nước, do công tác quản lý sử dụng đất nhà nước giao qua các thời kỳ đã để diễn ra tình trạng các hộ dân đến lấn chiếm, chuyển nhượng làm nhà ở sinh sống tại khu vực này. Việc các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất lấn chiếm cũng như mua đi bán lại trong khu vực đất ao Thước Thợ là vi phạm quy định pháp luật.

Do đó, việc thu hồi đất khu vực này không phải là chính sách giải phóng mặt bằng với các hộ có quyền sử dụng đất mà là giải tỏa. Vì vậy, các hộ này không được áp dụng chính sách đền bù của nhà nước mà nhà nước chỉ xem xét hỗ trợ các hộ dân bị giải tỏa theo đúng Nghị định 22 của Chính phủ.

Ông Khanh khẳng định việc đền bù cho đất giải tỏa không có luật nào quy định, vì vậy không thể giải quyết theo hỗ trợ chỗ ở một lần nữa cho một số hộ dân phường Thịnh Liệt trong đó có hộ bà Cao Thị Huệ.

Trên đây chỉ là hai trong nhiều cuộc đối thoại của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện trong thời gian qua. Qua đây, có thể thấy quan điểm quyết liệt của thành phố trong việc giải quyết khiếu kiện về đất đai trên tinh thần dân chủ, cởi mở, đúng pháp luật.

Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết qua đối thoại sẽ kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tại cơ sở. 

Mỗi buổi đối thoại đều có các sở ngành như Thanh tra, Xây dựng, Quy hoạch.... cùng nghe, trực tiếp giải thích hoặc ghi nhận để xem xét giải quyết trên cơ sở thấu lý đạt tình cho mỗi hộ dân./. 

(TTXVN) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 2948 khách Trực tuyến

Quảng cáo