Lịch sử quá trình phát triển xã hội loài người gắn liền với sự phát triển kinh tế. Quan hệ kinh tế là kim chỉ nam cho sự tiến hóa của loài người.
Từ đó, con người phát hiện ra khái niệm GDP (Gross domestic product), tức là tổng sản phẩm nội địa. Một quốc gia phát triển hay không, người ta thường nhìn vào GDP.
Nhưng đó là câu chuyện của hiện tại và quá khứ. Còn trong tương lai có lẽ GDP không phù hợp nữa.
- Ảnh bên : Rác tràn ngập lề đường (nguồn: Tin247.com)
Do vậy, để thay thế GDP, con người phải chuyển sang một khái niệm mới, đó là G2DP (Green Gross Domestic Product). G2DP là một chỉ số mô tả sự tăng trưởng kinh tế nhưng bắt buộc phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Nghĩa là, nếu sản xuất xã hội tạo ra 1 USD, thì cũng phải bảo vệ môi trường bằng 1 USD.
Chuyện gì đang xảy ra với con người và trái đất xanh?
Đó là:
Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi khí hậu có tầm cỡ lớn mà chúng ta chưa từng thấy bao giờ trong hàng ngàn năm qua.
Hiệu ứng nhà kính và sự phá hủy tầng ozone bảo vệ đang ở mức báo động. Nhân loại đang đứng trước hai hiện tượng này với một thách thức chưa từng có.
Việt Nam sẽ là một trong những nước trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ sự biến đổi khí hậu.
Ở TP.HCM chẳng hạn, mỗi ngày có hàng triệu máy lạnh xả hơi lạnh vào phòng tạo cảm giác mát mẻ giả tạo nhưng lại xả khí thải CO2 ra đường làm nóng và gây sự khó chịu trên nét mặt của bao người. Các con đường nhựa bê tông oằn oại chịu sự đốt nóng của ánh nắng mặt trời mà theo chu kỳ mỗi năm mỗi tăng.
Rồi những dòng sông, kênh rạch... trở thành nơi người ta xả đủ các chất độc hại. Còn trên đường phố, hình như đâu đâu cũng rác là rác...
Ai cũng thấy thực trạng đáng sợ này; nguy hiểm cho các thành phố chúng ta hôm nay và cả mai sau.
GDP xanh phải là mục tiêu cho sự tăng trưởng thật sự bền vững.
Phạm Quốc Toàn
- Các nguồn năng lượng của thế giới trong tương lai
- Cao ốc đua nhau tiết kiệm năng lượng
- Nước thải sinh hoạt: Hiểm hoạ môi trường hàng đầu VN
- Đô thị Đà Lạt: Đội lốt nhà đầu tư tàn phá môi trường
- Hội nghị về môi trường ASOEN 21
- Đông Nam Á và nhu cầu điện hạt nhân
- Biến đổi khí hậu: Ứng phó ra sao?
- Môi trường khu công nghiệp VN: Lợi bất cập hại
- Điện gió Việt Nam bắt đầu thu hút nhà đầu tư
- Phát triển sạch: Lợi ích “đụng” rào cản hành chính