Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tin tức Việt Nam Xây dựng "GDP xanh" gắn với các chỉ số tài nguyên

Xây dựng "GDP xanh" gắn với các chỉ số tài nguyên

Viết email In

Ngày 27/3, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo “Khung phương pháp xây dựng chỉ số GDP xanh ở Việt Nam” nhằm xây dựng phương pháp luận và tiến hành hạch toán xanh quốc gia. 

Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động của Dự án “Chỉ số GDP xanh: nghiên cứu xây dựng khung phương pháp” do Đại sứ quán Vương quốc Anh tài trợ.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề chọn tài khoản “xanh” có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, như xây dựng một số tài khoản thử nghiệm; tập trung trước vào những tài khoản đã có thể thu thập được số liệu thống kê đầu vào và những tài khoản đã rõ và dễ đồng thuận về phương pháp luận; xây dựng tài khoản hiện vật và giá trị cho Việt Nam. 

Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khẳng định xây dựng chỉ số GDP xanh, nhóm nghiên cứu của CIEM đã tập trung xây dựng phương pháp luận và tiến hành hạch toán xanh quốc gia; đồng thời, phối hợp với Tổng cục Thống kê và các tổ chức liên quan xây dựng một khung phương pháp nhằm giúp Tổng cục Thống kê tính toán chỉ số GDP xanh trong thời gian tới (dựa trên SEEA 2003).

Cùng với đó, một số cán bộ của Tổng cục Thống kê cũng đã được đào tạo về phương pháp luận đo lường chỉ số GDP xanh. Chỉ số GDP xanh đang được xây dựng gắn liền với công tác đo đạc, thống kê các chỉ số (tài khoản) tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

GDP xanh là chỉ số được tính bằng cách lấy chỉ số GDP truyền thống trừ đi các chỉ số về cạn kiệt tài nguyên và thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những thập kỷ qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng liên quan đến các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và cường độ sử dụng lượng cao. Chỉ số GDP xanh cho phép chúng ta có được những chính sách tăng trưởng bền vững hơn, tránh tình trạng tăng trưởng bất chấp mọi giá.

Những năm 70 của thế kỷ XX, một số nước phát triển như Na Uy, Pháp, Phần Lan đã có nhiều nỗ lực để xây dựng một cơ chế tích hợp các thiệt hại môi trường và suy giảm tài nguyên vào hạch toán kinh tế quốc gia. 

Đến năm 1993, Liên Hợp Quốc và WB đã phối hợp xây dựng phương pháp luận cho việc xây dựng các tài khoản tự nhiên và môi trường và công bố một bản hướng dẫn về hệ thống hoạch toán kinh tế và môi trường tổng hợp - SEEA 1993. Văn bản này được sửa đổi năm 2003 (SEEA 2003) và trở thành khung phương pháp chuẩn về hạch toán môi trường đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới./. 

Lý Thanh Hương 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo