Công hàm trao đổi và thỏa thuận viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho Dự án phát triển hệ thống kiểm soát giao thông đường cao tốc tại Hà Nội đã được ký kết chiều 29/3 tại Hà Nội.
Lễ ký diễn ra giữa Bộ Giao thông Vận tải với Đại sứ quán Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam
Giá trị khoản viện trợ của Chính phủ Nhật Bản là 527 triệu yen Nhật, tương đương khoảng 137 tỷ đồng Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki trao đổi công hàm về khoản viện trợ để phát triển hệ thống kiểm soát giao thông đường cao tốc tại Hà Nội (Ảnh do Bộ GTVT cung cấp)
Trong những năm gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đã và đang triển khai xây dựng đồng loạt một số tuyến đường cao tốc phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Để khai thác hiệu quả hệ thống đường cao tốc của Việt Nam trong tương lai, Bộ Giao thông Vận tải và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hợp tác nghiên cứu kỹ thuật, cho việc chuyển giao công nghệ áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) ở Việt Nam.
Để áp dụng bước đầu kết quả các nghiên cứu trên, Thủ tướng đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải tiếp nhận Dự án phát triển hệ thống kiểm soát giao thông cho đường cao tốc tại Hà Nội, sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.
Ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận và ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký Công hàm trao đổi cho dự án nên trên, với đại diện Chính phủ Nhật Bản.
Pham vi của dự án bao gồm lắp đặt, đưa vào vận hành hệ thống kiểm soát giao thông trên đường vành đại 3 Hà Nội, đoạn từ nút giao quốc lộ 5 đến Pháp Vân và đoạn Pháp Vân- Cầu Giẽ.
Hệ thống quản lý giao thông sẽ gồm các camera giám sát, thiết bị phát hiện xe, máy chủ lưu giữ, xử lý dữ liệu giao thông, hệ thống giám sát giao thông, hệ thống hiển thị VMS, hệ thống kết nối thông tin…
Đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao tiếp nhận dự án là Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), thời gian thực hiện dự án là 19 tháng (dự kiến từ quý 2 năm 2012 đến quý 4 năm 2013)./
Hồng Ninh
- Doanh nghiệp Pháp quan tâm dự án tàu điện ngầm TPHCM
- TPHCM: Năm 2012 xóa thêm 10 điểm ngập
- Hà Nội xử lý triệt để vi phạm đất đai dọc sông Nhuệ
- Hà Nội: Tìm hình mẫu bảo tồn phố cổ
- Chỉnh trang khuôn viên Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM
- TPHCM: Dự án xe buýt nhanh vẫn chậm!
- Xây dựng "GDP xanh" gắn với các chỉ số tài nguyên
- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội
- Quy hoạch hệ thống năng lượng huyện Phú Quốc
- Báo động chất lượng của các công trình giao thông