Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Đô thị Đà Lạt: Đội lốt nhà đầu tư tàn phá môi trường

Đô thị Đà Lạt: Đội lốt nhà đầu tư tàn phá môi trường

Viết email In
Hiện có khá nhiều biệt thự, nhà cao cấp, nhà liên kế hiện đại... thuộc các dự án bất động sản du lịch trên địa bàn Đà Lạt rao bán, dẫu chưa hoàn tất là một thực trạng khiến dư luận ái ngại cho thị trường bất động sản của thành phố này. Một câu hỏi được đặt ra: Liệu có xảy ra tình trạng đội lốt nhà đầu tư để trục lợi ở thị trường bất động sản (BĐS) Đà Lạt? 

Mảnh đất màu mỡ của các nhà đầu tư 
 
 
 
Nhờ chính sách “trải thảm” này mà chỉ trong vòng 6 năm qua và chỉ riêng trên lĩnh vực du lịch, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút được 240 dự án (trên tổng số 700 dự án được đầu tư ở tỉnh này) với tổng vốn lên đến vài vạn tỉ đồng; trong đó, chỉ riêng ở khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) chiếm đến 33 dự án.
Trong bảng thống kê danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008 – 2010, phần dự án du lịch được tỉnh này đưa lên trước tiên như là một lời “mời chào” hấp dẫn. Ngoài 240 dự án du lịch đã và đang triển khai (trong đó, số lượng dự án nằm trên địa bàn Đà Lạt chiếm khá lớn), một trong những đại dự án được dư luận chú ý trong nhiều năm qua là dự án “Khu du lịch Đan Kia Đà Lạt”. 
 
Mục tiêu được đặt ra cho đại dự án này là “xây dựng trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo cao cấp” với nguồn vốn dự kiến lên đến hơn 1 tỉ USD. Và, cũng ở dự án này, điều khiến cho không ít người chú ý nữa là quy mô diện tích mà “Khu du lịch Đan Kia Đà Lạt” tác động sẽ lên đến 5.000ha thuộc khu vực rừng Đan Kia Suối Vàng, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 17km. Với dự án này, sau lần lỡ hẹn với một tập đoàn kinh tế lớn của Singapore cách nay khoảng 10 năm, vào năm 2006, cứ tưởng Lâm Đồng đã nắm chắc thắng lợi khi một tập đoàn kinh tế của Nhật hạ quyết tâm xây dựng nơi này thành một “Romantic town” (thành phố lãng mạn) với tổng nguồn vốn 1,2 tỉ USD - cao hơn vốn dự kiến ban đầu do tỉnh Lâm Đồng đưa ra. 
 
Và, cũng theo chương trình này, trên diện tích đất lâm nghiệp 5.000 ha tại khu rừng Đan Kia Suối Vàng đó, nhà đầu tư “trọn gói” này sẽ lập nên một “thành phố du lịch và nghỉ ngơi có môi trường hoàn thiện thuộc loại hiếm trên thế giới” với quy mô 30.000 biệt thự cùng các trung tâm dưỡng lão, trường học, bệnh viện, nhà hát... và đặc biệt là một sân golf 36 lỗ. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do nên Lâm Đồng lại một lần nữa phải chấp nhận sự lỗi hẹn của nhà đầu tư Nhật Bản này. Song, mảnh đất BĐS màu mỡ 5.000 ha lâm nghiệp để hình thành một “Romantic town” hiện vẫn còn nguyên đó, với lời mời chào được phát đi liên tục từ phía chủ nhà. 
 
 
 
Sự trả giá quá đắt
 
Điều đáng nói là 240 dự án du lịch này được triển khai chủ yếu trên địa bàn TP Đà Lạt. Tuy nhiên, việc đội lốt nhà đầu tư BĐS đầu tư vào lĩnh vực du lịch để trục lợi bất chính và kéo theo đó là sự thiệt hại về cảnh quan - môi trường là điều khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm. 
 
Để có được một khoản thu “khiêm tốn” cho ngân sách, Đà Lạt đã đổi lấy bao nhiêu rừng, bao nhiêu cây thông? Xin được dẫn ra đây một ví dụ: Ngày 24.5.2010, Phó GĐ BQL khu du lịch hồ Tuyền Lâm - ông Phạm Văn Dân - đã đặt bút ký vào thông báo số 226 về việc “tận thu lâm sản trên khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái” của một chủ đầu tư BĐS, với nội dung chính: Theo giấy phép của Sở NNPTNT Lâm Đồng cấp, từ 25.5 – 30.6.2010, BQL khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ tổ chức khai thác tận thu và tận dụng lâm sản trên diện tích gần 3ha (trong đó có 2,59ha rừng tự nhiên) với tổng trữ lượng gỗ lên đến hơn 358m3 từ 629 cây thông. 
 
Ở một dự án khác, thông báo khai thác “tận thu” gỗ cũng do ông Phạm Văn Dân ký, cũng có nội dung tương tự: Từ 25.5 – 30.6.2010, BQL khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ “lấy đi của rừng” Đà Lạt 596 cây thông, tương đương gần 388m3 gỗ. Tất nhiên, việc triển khai các dự án BĐS trên đất rừng, cho dù đất lâm nghiệp đó thuộc rừng phòng hộ và đặc dụng, thì việc chặt hạ cây rừng là điều không thể tránh khỏi; tuy nhiên, sự “hy sinh” đó khiến cho dư luận không khỏi xa xót. 
 
Ông Nguyễn Xuân Thành - GĐ BQL khu du lịch hồ Tuyền Lâm - đã không ngần ngại khi “tiết lộ” rằng, trong số các dự án do ông quản lý hiện có ít nhất là một dự án đang trong... giai đoạn “kêu gọi” sang nhượng: Dự án “làng du lịch sinh thái rừng và phim trường ngoại cảnh DNA” của Công ty TNHH DNA Bình Dương. Đây là dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép đầu tư từ năm 2006, nhưng sau 4 năm, cái gọi là “làng du lịch sinh thái và phim trường ngoại cảnh” này vẫn được đắp chiếu nằm im tại chỗ và đang được rao bán với giá 15 tỉ đồng. 
 
Vấn đề đặt ra lúc này cho Đà Lạt không phải chuyện nên hay không nên kêu gọi đầu tư vào BĐS, mà điều đặc biệt cần quan tâm là phải điều khiển “con ngựa” thị trường BĐS đang tỏ ra “bất kham” ấy như thế nào để có lợi nhất và “chạy” trên con đường đúng “luật” nhất! 
 
Khắc Dũng - ảnh minh họa: Ashui.com 
 
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo