Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới

Đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới

Ngày 7/4/2009, tại Quyết định số 445/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050” với mục tiêu chiến lược “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình dạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc”.
  • Ảnh bên : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trao đổi về Quy hoạch Kiến trúc trong Lễ khởi công xây dựng Nhà Quốc hội.

Theo đó, hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 cơ bản phát triển theo giai đoạn, bảo đảm sự kế thừa các ưu điểm của định hướng phê duyệt năm 1998, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lý các vùng đô thị hóa, giữa các miền Bắc – Trung – Nam, giữa phía Đông và phía Tây, gắn với phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị.

Giai đoạn từ 2010 - 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn, các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia. Từ năm 2016 - 2025 ưu tiên phát triển vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tan, cục bộ theo địa phương để chuyển dần sang phát triển theo mạng lưới đô thị ở giai đoạn tiếp theo…

Định hướng cũng xác định một số chỉ tiêu phát triển đô thị cụ thể. Về mức tăng trưởng dân số đô thị, năm 2015 dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38%. Năm 2025 dân số đô thị khoảng 52 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, năm 2015 tổng số đô thị trên cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 9 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 65  đô thị loại III, 79 đô thị loại IV, 687 đô thị loại V. Năm 2025 tổng số đô thị cả nước khoảng gần 1.000 đô thị, trong đó có 17 đô thị từ loại I đến đặc biệt, 20 đô thị loại II, 81 đô thị loại III, 122 đô thị loại IV, còn lại là đô thị loại V.

  • Ảnh bên : Khu đô thị Linh Đàm (ảnh : Ashui.com)

Về nhu cầu sử dụng đất đô thị, năm 2015 nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên cả nước, trung bình 95m2/người. Năm 2025 nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% đất tự nhiên, trung bình 85m2/người.

Về phát triển nhà ở đô thị, năm 2015 bình quân đạt trên 15m2 sàn/người. Năm 2025 đạt bình quân 20m2 sàn/người. 

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, tại các đô thị lớn và cực lớn có tỷ lệ đất giao thông từ 20 - 25% đất đô thị. Các đô thị trung bình và nhỏ, từ 15 - 18% đất đô thị. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn đạt 25 - 30% vào năm 2015 và 50 - 60% vào năm 2025.

Các chỉ tiêu khác như cấp nước sạch cho dân đô thị đạt 80 - 85% vào năm 2015, 90% - 100% vào năm 2025; cấp điện sinh hoạt 100% các đô thị; chiếu sáng trên 80 - 90% đường phố chính đô thị vào năm 2025; bảo đảm thu gom và xử lý triệt để nước thải và chất thải rắn đạt tiêu chuẩn quy định.

Về phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, đô thị Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của đô thị và hội nhập quốc tế. Chính quyền đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện tử đạt 80 - 85% vào năm 2015 đạt  và 100% vào năm 2025…

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm