- Ảnh bên : Khu tập thể Nguyễn Công Trứ sẽ được cải tạo, xây dựng lại (Ảnh: Linh Tâm)
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), theo đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội, tổng số hộ dân phải di chuyển để xây dựng công trình nhà N3 là 203 hộ. Hiện, quận Hai Bà Trưng đã phê duyệt 198/203 phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và TĐC. Trong đó đã có 141 hộ đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho dự án. Số còn lại, mặc dù tổ công tác GPMB vận động, giải thích những kiến nghị nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận. Một số hộ kiến nghị mang tính yêu sách, có hộ yêu cầu được bốc thăm căn hộ TĐC trước khi di chuyển, được bố trí TĐC căn hộ diện tích lớn hơn... Một số hộ kiến nghị với chủ đầu tư như đất cơi nới liền kề nhà A1, A2 phải được đền bù 100% giá đất, được tiêu chuẩn TĐC như trường hợp có giấy tờ hợp pháp, được chọn hướng căn hộ TĐC, bố trí chợ tạm trong thời gian thi công, yêu cầu mua thêm căn hộ ngoài chính sách... Một số khác, xuất hiện tranh chấp quyền sở hữu... Hiện nay, đối với các hộ, cá nhân chưa bàn giao mặt bằng, UBND TP đã chỉ đạo hội đồng GPMB quận Hai Bà Trưng tiếp tục vận động, tuyên truyền, kết hợp biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật để giải quyết triệt để, bảo đảm triển khai dự án đúng tiến độ vì lợi ích chung của cộng đồng.
Trao đổi với PV, ông Trần Mạnh Dũng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội cho hay, dự án cải tạo, xây dựng lại KTT Nguyễn Công Trứ là dự án lớn, nhiều phức tạp. Thứ nhất, đây là dự án cải tạo, xây dựng lại toàn bộ KTT Nguyễn Công Trứ do thời bao cấp để lại, với 15 nhà tập thể cũ không phải là xây dựng, cải tạo một hai đơn nguyên như các dự án khác đang triển khai. Thứ hai, việc xây dựng cải tạo KTT này phải gắn liền với việc xây dựng hệ thống giao thông liên khu vực (xây dựng tuyến đường Ngô Thì Nhậm kéo dài nối với đường Trần Khát Chân). Thứ ba, trong dự án tồn tại nhiều đối tượng dân cư phức tạp cần phải bố trí TĐC như dân cư trong 15 khối nhà chung cư cũ; dân cư cơi nới, lấn chiếm trên phần diện tích lưu không; các hộ dân sở hữu tư nhân và đất ở thấp tầng, các công trình dịch vụ, chợ, ki ốt nằm rải rác trong KTT; các đơn vị sản xuất, kinh doanh thời kỳ bao cấp để lại. Vì vậy, bài toán cải tạo KTT Nguyễn Công Trứ là ngoài việc bảo đảm chính sách TĐC cho các hộ dân trong 15 nhà tập thể, còn phải giải quyết chính sách TĐC cho các đối tượng dân cư đang tồn tại trong dự án qua nhiều thời kỳ lịch sử để lại và xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên khu vực. Do nằm trong khu vực hạn chế phát triển, diện tích sàn xây dựng sau quy hoạch chỉ đủ để bố trí TĐC và nguyện vọng tăng thêm cho dân cư trong dự án.
Liên quan đến thông tin mỗi hộ dân trong dự án được "biếu không" 2 tỷ đồng, ông Dũng khẳng định đó là thông tin không chính xác. Theo ông Dũng, với dự án này ước tính chủ đầu tư mất cân đối hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 650 tỷ đồng xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội; 1.900 tỷ đồng dành cho diện tích nhà TĐC... Được biết, chủ đầu tư đề xuất thành phố cơ chế hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, xã hội ngoài "hàng rào" dự án; bố trí dự án đối ứng để cân đối tài chính cho dự án Nguyễn Công Trứ... trên quan điểm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.
Khánh Khoa
Tin mới hơn:
- VietinBank khởi công cao ốc 400 triệu USD tại Hà Nội
- Sắp ra mắt khách hàng dự án Mandarin Garden
- Cho phép chuyển nhượng hợp đồng góp vốn: Đã có cơ sở để giao dịch
- Hà Nội rà soát quy hoạch: 111 dự án được "đi tiếp"
- City Garden: Lợi thế nhất cự ly
Tin cũ hơn:
- Chỉ có hơn 770 hồ sơ được mua nhà thu nhập thấp tại CT1 Ngô Thì Nhậm
- Mở bán hơn 200 căn hộ dự án Lê Văn Lương Residentials
- TP.HCM: Những khu dân cư không người
- Hà Nội: Mua căn hộ chung cư có giá dưới 20 triệu đồng/m2 ở đâu?
- Hà Nội: Nhà đất dọc trục Lê Văn Lương rộn rịp "lên hương"