Ashui.com

Tuesday
Dec 03rd
Home Tương tác Nhìn ra thế giới Đô thị đại học: Thế giới đã có từ lâu

Đô thị đại học: Thế giới đã có từ lâu

Viết email In

Trên thế giới - tại những quốc gia tiên tiến nhất - mô hình đô thị đại học đã hình thành, phát triển từ những năm giữa thế kỷ trước.

Nay có những đô thị đại học (ĐTĐH) đã trở thành cái nôi đào tạo, nghiên cứu khoa học lừng danh...

  • Ảnh bên : Khuôn viên ĐH Harvard (Mỹ).

Ở những nước có nền giáo dục phát triển cao như Anh, Mỹ..., nay đã có trường ĐH tới 800 năm tuổi. Một chuỗi các thị trấn, đô thị được hình thành xung quanh các trường này và trở thành ĐTĐH.
 
Với cư dân lên tới 50.000-100.000 người, các ĐTĐH đã cung cấp cho SV một môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập, từ giao thông, ký túc xá tới nhà ăn rất tiện nghi hiện đại.  

Các khu ĐTĐH xuất hiện sớm nhất như: Harvard, Stanford (Mỹ), Cambridge và Oxford (Anh) có hàng trăm năm lịch sử. Các ĐTĐH này lấy giáo viên và SV làm chủ thể; lấy hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học làm nội dung chính; rất nhiều người tập trung tại đây để làm việc cho ĐTĐH.

TP Boston (Mỹ) tập trung tới 50 trường ĐH như: Harvard, MIT, Boston, Wellesley College... Khu vực của ĐH Harvard và MIT có hơn 100.000 người. ĐH Stanford được xây dựng từ năm 1876, trên diện tích 8.800ha, dày đặc các Cty, trung tâm điện tử như: HP, Intel, Hitachi, Yahoo.., tạo nên "thung lũng silicon" năng động. Đây còn trở thành nơi thực tập, giảng dạy trực tiếp của giáo viên và SV Stanford.

Các ĐTĐH ở Mỹ có điều kiện giao thông, thông tin liên lạc nhanh chóng. SV hiện nay, ngoài học tập còn triển khai nghiên cứu phục vụ xã hội.  Hai trường ĐH Oxford và Cambridge (Anh) không có tường bao ngăn cách với thành phố, không có cổng trường. Hai thành phố có hai trường này cũng đồng thời là khuôn viên ĐH. Các khoa hay viện chuyên ngành được phân bố trên khắp các con đường trên toàn thành phố. Giao thông công cộng vừa là của trường ĐH, vừa là của thành phố.

  • Ảnh bên : Những lối đi phủ đầy bóng mát ở ĐTĐH Oxford (Anh).

Tính chất công cộng của những ĐTĐH ở Mỹ và Anh có thể được coi là chuẩn mực. Các ĐTĐH ở đây một mặt thu hút học giả và SV khắp nơi trên thế giới, một mặt dung hoà với khu vực đã được xây dựng, trở thành một thị trấn, đô thị cùng với khu vực với dân cư, xí nghiệp địa phương. Được biết, các thư viện, bảo tàng, bệnh viện của ĐH Oxford, thì dân cư trong vùng đều có thể sử dụng công cộng.

Ở Nhật Bản, ĐTĐH Tsukuba cũng không xây dựng hệ thống tường bao ngoài, mà chỉ sử dụng không gian cây xanh và hồ nhân tạo để ngăn cách. Tsukuba rộng 246,5ha, với nhiều khu giảng dạy, khu nghiên cứu, bệnh viện, ký túc xá dành cho SV và giáo viên... Ngoài ra, Tsukuba còn có 10 trường tiểu học, trung học phục vụ người dân.

Giống như ĐH Tsukuba, ĐH Quốc lập Singapore (NUS) cũng được xây dựng theo ý muốn của chính phủ, từ năm 1905. NUS cách xa thành phố 12km, với hơn 200ha, chia làm nhiều khu trường, trung tâm nghiên cứu.
 
Tại Trung Quốc, ĐTĐH xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Chỉ riêng ở Thượng Hải, từ năm 2001 đến nay có 5 dự án xây dựng ĐTĐH. Trong vòng 2 năm, trên toàn Trung Quốc đã xây dựng hơn 50 ĐTĐH, trải rộng trên 21 tỉnh và thành phố.

Đông Anh

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...