Ngày 3/4, Bộ Cổ vật Ai Cập thông báo đã phát hiện di tích một kim tự tháp Ai Cập được xây dựng cách đây khoảng 3.700 năm trước tại huyện Dahshur, thuộc khu vực Giza.
Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, kim tự tháp trên được xây dựng vào thế kỷ XIII nằm ở phía Nam Kim tự tháp Bent nổi tiếng của Vua Snefru, trong khu nghĩa địa hoàng gia Dahshur, cách thủ đô Cairo khoảng 30 km về phía Nam.
Lối vào một hành lang của kim tự tháp. (Nguồn: EPA)
Di tích mới được phát hiện tiết lộ một phần cấu trúc bên trong gồm một hành lang dẫn vào trong Kim tự tháp và một lối đi dẫn đến bờ dốc phía Nam và một phòng thông với phần phía Tây. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện kiến trúc bên trong Kim tự tháp có một khối thạch cao tuyết hoa có kích thước 15x17cm được khắc 10 dòng chữ tượng hình, một lanhtô làm bằng đá granít và một số khối đá.
Tất cả các phần được phát hiện trong Kim tự tháp đều ở trong điều kiện bảo quản tốt. Dự kiến, các nhà khảo cố sẽ tiếp tục công tác khai quật để phát hiện thêm nhiều phần khác.
Là một trong những nền văn minh cổ đại nhất trên thế giới, Ai Cập đang nỗ lực bảo tồn những di chỉ khảo cổ cũng như phát hiện nhiều bí mật khảo cổ học liên quan đến các vị Vua pharaoh và những nền văn minh cổ đại khác trên khắp đất nước Kim tự tháp.
Những nỗ lực này nhằm góp phần vực dậy ngành du lịch vốn đang suy giảm trầm trọng trong những năm qua do bất ổn chính trị và các vấn đề an ninh./.
(TTXVN / Vietnam+)
- Mitsubishi đầu tư xây dựng công viên phong điện lớn nhất Mỹ Latinh
- Vượt London, bất động sản Hồng Kông dẫn đầu thế giới về độ xa xỉ
- Hàn Quốc liên kết phát triển ngành xây dựng "nhà thông minh"
- Thiếu nhà ở, Israel tuyển mộ 6.000 công nhân xây dựng Trung Quốc
- Bangkok sẽ không còn đặc trưng ẩm thực đường phố ở Thái Lan
- Siêu đô thị mới của Trung Quốc cần hàng trăm triệu tấn thép
- Phát hiện tàn tích thành phố cổ La Mã ở miền Nam nước Pháp
- 28 thành phố ở Trung Quốc nhất trí hành động kiểm soát khói mù
- Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về bảo vệ các di sản văn hóa
- Na Uy “soán ngôi” quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của Đan Mạch