Lu Houyuan và Xia Xuncheng, hai nhà nghiên cứu danh tiếng về nền văn minh cổ đại huyền thoại Loulan, đã nhận xét thành phố cổ đại trên gần như chắc chắn chính là Zhubin vốn được đề cập trong các tư liệu lịch sử.
Họ tạm đặt tên thành phố mới được tìm thấy này là “Thành phố sông Zhubin cổ đại” vì vẫn còn cần nhiều khai quật và nghiên cứu để xác định danh tính thực sự của nó.
Phế tích trên được phát hiện ở vị trí cách 6,3km so với một địa điểm khảo cổ khác là Khu lăng mộ Xiaohe.
Theo các nhà khảo cổ, phế tích thành phố này nhỏ hơn thành phố cổ đại Loulan, được tìm thấy năm 1901 và được coi là “Pompeii” (thành bang cổ đại nổi tiếng thời Đế chế La Mã) của sa mạc.
Cả Loulan và Zhubin được cho là xuất hiện vào khoảng từ năm 440 đến 500 sau Công nguyên.
“Shuijingzhu,” một sách cổ về các hệ thống sông hồ Trung Quốc là tài liệu đầu tiên đề cập đến sự tồn tại của thành phố Zhubin.
Theo các nhà khảo cổ, vai trò của thành phố này trong nền văn minh cổ đại Loulan còn cần nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, chắc chắn nó rất quan trọng ở thời ấy bởi vị trí nằm gần một cảng trung chuyển của con đường tơ lụa huyền thoại./.
Trung Sơn (Hongkong)
Tin mới hơn:
- Dự án "Vành đai xanh" chống sa mạc hóa châu Phi
- Sét đánh sập tượng chúa Jesus cao 19m tại Mỹ
- UAE xây nhà máy điện năng lượng lớn nhất thế giới
- Anh khuyến khích xây thêm nhà cho người nghèo
- Tòa nhà ở cao nhất thế giới sắp được xây dựng
Tin cũ hơn:
- Tháp Capital Gate nghiêng nhất thế giới
- Những thành phố “xanh” năm 2010
- Jean Nouvel thiết kế Serpentine Gallery Pavilion 2010
- Sydney nằm trong top 10 thành phố đáng sống nhất
- Trung Quốc: Thông qua Quy hoạch châu thổ sông Trường Giang