Trong khi tương lai của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vẫn còn là dấu chấm hỏi, thì nỗi ám ảnh rò rỉ phóng xạ đã lan tràn toàn thế giới...
Theo khảo sát của USD Today và Gallup, 7 trong 10 người Mỹ lo sợ ngày thảm họa hạt nhân tương tự sẽ đến Hoa Kỳ. Nỗi ám ảnh đó chính đáng hay thái quá? Lịch sử từng xảy ra những biến cố hạt nhân nghiêm trọng như Chernobyl, Three Mile Island và mới đây nhất là Fukushima Daiichi...
Tuy nhiên, một vài lãnh đạo lại tỏ ra khá lạc quan. Tiêu biểu là các quan chức y tế và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bảo đảm dù phóng xạ từ Nhật có bay đến Mỹ thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bởi vì các hạt sẽ nhanh chóng phát tán 8.000km xa khỏi bờ biển phía tây nước này.
Và so ra thì thảm họa Chernobyl năm 1986 khủng khiếp và gần New York hơn khoảng cách từ Fukushima Daiichi đến Los Angeles nhưng cũng đã không gây hại gì đến cuộc sống Mỹ.
- Ảnh bên : Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi
Hơn thế nữa, khi tính tất cả các quá trình khai thác, tinh chế, vận chuyển, xử lý chất thải của ngành công nghiệp năng lượng, thì năng lượng hạt nhân an toàn (ít tiềm ẩn những mầm hại đến sức khỏe con người) thứ hai, chỉ sau năng lượng gió, theo GS. Burton Richter, Đại học Stanford, Hoa Kỳ, người từng nhận giải thưởng Nobel Vật lý năm 1976.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhiều nghiên cứu thực tế cũng cho thấy rằng, chất thải CO2 từ nhà máy điện hạt nhân tương đương với nhà máy sản xuất nhiên liệu tái sinh, năng lượng gió, nước, và thấp hơn nhà máy năng lượng khí thiên nhiên và than đá.
Cụ thể là tùy cấp độ kỹ thuật, nhà máy thủy điện và điện hạt nhân thải khí nhà kính ít hơn nhà máy luyện than 50 - 100 lần.
Trước những gì xảy ra ở Fukushima, các quốc gia, trong đó có châu Âu đang phải xét lại chính sách nguyên tử của mình. Libération trong hàng tựa lớn trang nhất nêu câu hỏi đang ám ảnh giới lãnh đạo ở châu Âu hiện nay: “Hay là chúng ta nên dừng lại? “.
Vấn đề là liệu có thể ngưng được hay không, và ngưng thì thay thế bằng loại năng lượng nào, nhất là đối với Pháp, nơi mà 76% điện sử dụng là điện hạt nhân.
Điện hạt nhân, một phần tất yếu? (The Economist) |
Ngay hôm sau, bà lại ra lệnh đóng cửa 7 lò phản ứng xưa nhất nước và kiểm tra tất cả những lò còn lại. Trong khi hiện tại, hơn 1/4 điện toàn nước Đức sử dụng đến từ các nhà máy hạt nhân...
Cùng lúc đó, Thụy Sĩ tuyên bố đình chỉ kế hoạch xây dựng nhà máy hạt nhân mới. Và Liên minh châu Âu - EU cũng thỏa thuận “stress test”, kiểm tra tất cả cơ sở hạt nhân trong khu vực có an toàn và chống chịu vững trước những hoàn cảnh khắc ngiệt trong thời gian dài hay không.
Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì không nghĩ rằng Israel nên tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân dân sự trong những năm tiếp theo.
Phản ứng của cộng đồng thế giới không hề thái quá, nhưng theo một số chuyên gia, quyết định từ bỏ các nhà máy điện điện hạt nhân có thể là điều phi thực tế.
Theo chuyên gia kỹ thuật hạt nhân của đại học Michigan, Gary Was, thì đó chỉ là những phản ứng nhất thời. Hoạt động của một số lò phản ứng hạt nhân có thể chậm lại nhưng không chấm dứt hoàn toàn, bởi các quốc gia lệ thuộc không ít vào điện hạt nhân.
Chuyên gia an toàn hạt nhân thuộc đại học Southern California ở Los Angeles, Najmedin Meshkati cũng có cùng quan điểm: “Trong một hai năm tới, thái độ của công chúng sẽ còn tiêu cực, nhưng hiện thực về nhu cầu năng lượng khổng lồ sẽ quyết định hành động trong tương lai”.
Theo ông, thay đổi lớn nhất sau thảm họa Fukushima Daiichi là người dân tìm hiểu kỹ hơn về ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân, đồng thời, có thể sẽ yêu cầu chính phủ công khai hơn về nơi đặt nhà máy và tình hình hoạt động của các lò phản ứng.
Theo Phó giáo sư Đại học California, Berkeley, ông Peter Hosemann, thì Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều cơ sở hạt nhân, bởi vì hai quốc gia này không đủ tài nguyên thiên nhiên để sản xuất đủ điện mình cần trên đà phát triển kinh tế thần tốc.
“Để 1,2 tỷ dân Trung Quốc có tiêu chuẩn sống tương đương phương Tây thì điện từ gió, dầu hay bất cứ gì ngoài hạt nhân đều không đủ”./.
THANH TÂM
- Ả Rập Xê-út xây tòa tháp cao nhất thế giới
- Nhật Bản nâng khủng hoảng hạt nhân lên mức cao nhất
- Thượng Hải xây công viên Disneyland gần 4 tỷ USD
- ASEAN lập quỹ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực
- Thành phố nào là nạn nhân tiếp theo của “siêu động đất”?
- Tinh thần Nhật Bản: Sửa đường trong 6 ngày
- Anh xây xong sân vận động phục vụ Olympic 2012
- Trung Quốc: Giá nhà đất vẫn tăng ở hầu hết các thành phố
- Thế giới hưởng ứng "Giờ Trái Đất"
- Ra mắt Ủy ban tổ chức hội nghị nước thế giới 2012