Ashui.com

Sunday
Dec 29th
Home Tin tức Việt Nam Hơn 3.566 tỷ đồng cho việc quản lý lũ lụt lưu vực sông Hương

Hơn 3.566 tỷ đồng cho việc quản lý lũ lụt lưu vực sông Hương

Viết email In

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết định đầu tư hơn 3.566 tỷ đồng để thực hiện quản lý lũ lụt tổng hợp lưu vực sông Hương. 

Theo đó, tỉnh tập trung thực hiện 15 chương trình, dự án gắn liền với sông Hương và cảnh quan đôi bờ; trong đó có 9 hạng mục dự án công trình và 6 hạng mục dự án phi công trình cơ bản. Các hạng mục của dự án được phân loại thành 2 nhóm gồm: phòng chống, giảm nhẹ, phòng ngừa và nhóm ứng phó, phục hồi, tái thiết cho sông Hương.  


Sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế.
(Ảnh: Đình Huệ/TTXVN) 

Đối với giải pháp công trình, tỉnh cũng đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn ở một số khu vực trọng điểm; sửa chữa nâng cấp một số công trình giảm lũ số 1 (kè, cống, trạm bơm); xây dựng một số công trình giảm lũ số 2 (nạo vét bờ sông, cửa biển); chương trình tái thiết và giảm nghèo cho người dân sống ở ven biển và đầm phá; xây dựng các trung tâm ứng cứu ở vùng ngập úng; chương trình xây dựng chỗ trú ẩn tàu thuyền và cảng cá trên sông, vùng đầm phá. 

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thực hiện nhiều dự án chỉnh trang bờ sông Hương, đoạn chảy qua thành phố Huế, giải tỏa 187 hộ dân sống ven bờ sông Hương đoạn từ Kim Long đến Thiên Mụ, với tổng kinh phí đầu tư 12 tỷ đồng. 

Việc giải tỏa dân dọc bờ sông đoạn từ Gia Hội đến cầu chợ Dinh, với chiều dài 2,1km; trong đó có tuyến đường mới mở chạy dọc bờ sông, với cao trình +2m, tổng vốn đầu tư là 54 tỷ đồng.

Các công viên Thương Bạc, Phú Văn Lâu, 3/2, công viên trước trường Quốc học và gần đây là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương đã được đầu tư nâng cấp, tạo các sân chơi hấp dẫn, cuốn hút mọi người và du khách.

Mới đây, Thừa Thiên-Huế còn quy hoạch sông Hương làm trục chính trong phát triển đô thị Huế, đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản, đó là: đảm bảo tính nhất thể và mối liên hệ tương hỗ giữa hai bờ; can thiệp cảnh quan phải thích ứng di sản; làm sống lại cấu trúc đô thị phong cảnh duy nhất của Việt Nam và phải thay thế phương pháp tiếp cận quy hoạch cho phù hợp với đô thị di sản.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cũng đã tài trợ 6 triệu USD để hỗ trợ thực hiện quy hoạch nói trên, hướng tới việc thiết lập quy hoạch phù hợp với sự phát triển của đô thị Huế, mang tính bền vững của một thành phố văn hóa và du lịch.../. 

(TTXVN /Vietnam+) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...