TPHCM có kế hoạch xây dựng và hình thành được hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo (AI) và đặt mục tiêu đến 20230 đảm bảo 100% các sở, ban ngành, quận huyện đều ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước. Cùng với đó là ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục, nông nghiệp.
Đây là một trong những mục tiêu cụ thể mà TPHCM đưa ra trong Kế hoạch 6497/KH-UBND “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030”.
Mục tiêu của kế hoạch này là phấn đấu đưa TPHCM trở thành trung tâm hàng đầu cả nước về nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và phát triển nền tảng công nghệ AI.
TPHCM có kế hoạch xây dựng hướng dẫn viên du lịch ảo bằng cách sử dụng AI để cung cấp thông tin đa ngôn ngữ cho du khách. (Ảnh: N.K)
TPHCM có kế hoạch sử dụng AI để làm trợ lý về tư vấn chăm sóc sức khỏe theo hướng phân tích dữ liệu. (Ảnh: Minh Thảo)
Trong đó, có một số chỉ tiêu cụ thể như hình thành được hệ sinh thái AI; thúc đẩy gia tăng 20%/năm số lượng các công trình khoa học, bằng độc quyền sáng chế/GPHI hoặc quyền tác giả (đối với phần mềm) về AI. Bên cạnh đó, hàng năm gia tăng 10% số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp số phát triển, ứng dụng AI và gia tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này; mỗi năm tăng 10% nhân lực AI đạt chất lượng phục vụ cho nghiên cứu, triển khai phục vụ đời sống kinh tế, xã hội…
Ở góc độ quản lý, phấn đấu đến năm 2030, đảm bảo 100% các sở, ban ngành, quận, huyện và Thành phố Thủ Đức có ứng dụng AI phục vụ công tác quản lý nhà nước.
TPHCM đặt mục tiêu dùng AI để dự đoán và quản lý tình hình giao thông. (Ảnh: Minh Hoàng)
Ở lĩnh vực giao thông, AI sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu giao thông, điều chỉnh đèn giao thông thông minh nhằm giảm thời gian chờ và tắc nghẽn giao thông.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố muốn ứng dụng trí tuệ nhân tạo thu thập, phân tích hình ảnh để dự báo và ra quyết định trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Bên cạnh đó, thành phố cũng có những mục tiêu cụ thể về vực ứng dụng AI trong lĩnh vực logistic, giáo dục…
Và để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, thành phố giao cho các bên có liên quan tổ chức các hội thảo khoa học, cuộc thi về AI để tìm kiếm nguồn nhân lực cho những mục tiêu nói trên.
Chính Phong
(KTSG Online)
- [HueTV] Xây dựng Huế - thành phố xe đạp
- Quảng Nam quy hoạch hệ thống đô thị thành động lực phát triển mới
- Bộ Xây dựng: Năm 2024 cả nước sẽ hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội
- Hà Nội: Nâng hiệu quả sử dụng quỹ nhà chuyên dùng
- Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị
- Tiếp tục thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa
- Kiến nghị cho phép mua bán trực tiếp điện mặt trời mái nhà không qua lưới quốc gia
- TP. Phan Rang - Tháp Chàm được quy hoạch thành 5 phân vùng đô thị lớn
- Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
- Bình Dương: Phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Tân Uyên đến năm 2040