Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch vùng Tây Nguyên bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của năm tỉnh, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với quy mô diện tích là 54.639km2. Hiện nay, dân số toàn vùng Tây Nguyên là 5.114.998 người. Hiện trạng đất xây dựng đô thị khoảng hơn 16.300ha, bình quân 115m2/người.
Năm 2030, dự báo dân số toàn vùng đạt khoảng 7.320.000 người; diện tích đất xây dựng đô thị là 32.500ha, trong đó đất dân dụng khoảng 70-75 m2/người; đất xây dựng điểm dân cư nông thôn bình quân đạt khoảng 63.800ha.
Quy hoạch đặt mục tiêu, vùng Tây Nguyên hình thành vùng tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực như sản xuất nông-lâm nghiệp hàng hóa lớn, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ xuất khẩu; đồng thời, phải gắn kết phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng.
Về tính chất, nhiệm vụ quy hoạch xác định vùng Tây Nguyên là vùng kinh tế động lực của cả nước về nông, lâm nghiệp, khai thác-chế biến khoáng sản bauxite và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là phát triển thủy điện, thủy lợi.
Đây cũng là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp chủ lực càphê, hồ tiêu, cao su phục vụ xuất khẩu; vùng sản xuất rau, hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu; là vùng đầu mối, cửu ngõ giao thông về đường bộ, đường hàng không phía Tây của Tổ quốc, đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch của các nước tiểu vùng sông Mekong và vùng biển Đông.
Mặt khác, Tây Nguyên là vùng bảo tồn bản sắc văn hóa lịch sử đặc trưng lâu đời với các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa nhân văn, sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng cấp quốc gia và quốc tế...
Về tổ chức thực hiện, Cơ quan quản lý dự án là Ủy ban Nhân dân các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cơ quan chỉ đạo tổ chức lập Quy hoạch là Bộ Xây dựng. Cơ quan thẩm định và trình duyệt là Bộ Xây dựng. Cấp phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện không quá 18 tháng, kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt./.
Tin mới hơn:
- Điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025
- Hà Nội: Công bố quy hoạch chi tiết dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính
- Nâng cấp 6 đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Hà Nội: 503 tỷ đồng cải tạo kênh mương thoát nước
- TP.HCM: đến năm 2020 chỉ có 10 triệu người?
Tin cũ hơn:
- TPHCM: Hơn 500 chung cư cần cải tạo
- Tiêu thụ lãng phí 25% năng lượng trong các tòa nhà
- Đại học RMIT Việt Nam đoạt giải nhất "Tòa nhà hiệu quả năng lượng 2010"
- Bình quân mỗi tháng cả nước mọc lên một đô thị
- Công bố quy hoạch sân bay Thanh Hóa đến 2020