Mười đô thị loại 1 gồm TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Vinh (tỉnh Nghệ An), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên).
Thống kê cũng cho thấy đến thời điểm này, cả nước có năm TP trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Có 12 TP thuộc đô thị loại 2, trong đó có TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Phan Thiết (Bình Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cà Mau (tỉnh Cà Mau)… 47 đô thị được xếp loại 3 gồm các TP, thị xã.
50 đô thị thuộc loại 4 gồm các thị xã, thị trấn của các tỉnh trong cả nước. Còn lại là 634 đô thị loại 5, chủ yếu là các thị trấn.
Trong hội thảo về phát triển đô thị bền vững gần đây, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết bình quân mỗi tháng cả nước mọc lên một đô thị.
Thông tin cũng cho biết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự báo đến năm 2015 dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, đến năm 2020 con số này tăng lên khoảng 44 triệu người. Năm năm tiếp theo dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước.
P.P.H.
Tin mới hơn:
- TP.HCM: đến năm 2020 chỉ có 10 triệu người?
- Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Tây Nguyên đến năm 2030
- TPHCM: Hơn 500 chung cư cần cải tạo
- Tiêu thụ lãng phí 25% năng lượng trong các tòa nhà
- Đại học RMIT Việt Nam đoạt giải nhất "Tòa nhà hiệu quả năng lượng 2010"
Tin cũ hơn:
- Công bố quy hoạch sân bay Thanh Hóa đến 2020
- Xây dựng đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
- Hà Nội lập danh mục nhà siêu mỏng cần giải tỏa, thu hồi
- Hoàn thành trùng tu Ô Quan Chưởng
- Khánh thành Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ