Khoảng 120 ngàn héc-ta đất tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ được dành cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông và các nhà ga bến bãi từ nay đến năm 2020.
Theo bản quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/1, phần đất 120 ngàn héc-ta cho mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông nói trên chiếm khoảng 4% diện tích cả vùng, không bap gồm đất cho giao thông đô thị và giao thông địa phương.
(Ảnh minh họa: Ashui.com)
Trước mắt, vùng sẽ ưu tiên đầu tư các công trình nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và đáp ứng yêu cầu kết nối đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông. Bản quy hoạch cũng đề cập đến các giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường cho khu vực như kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch, trồng cây xanh ven đường để chống bụi và giảm tiếng ồn...
Mục tiêu phát triển đến năm 2020 là khối lượng vận tải hành khách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt khoảng 1.300-1.400 triệu lượt khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 8-9%/năm, trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt khoảng 25 triệu lượt khách/năm.
Văn Nam
- Dự kiến dời 12 trường đại học, cao đẳng khỏi nội đô Hà Nội
- Thành phố Vũng Tàu phấn đấu thành đô thị loại I
- Năm 2011: Hà Nội sẽ tập trung xây dựng các quy hoạch lớn
- Nhật Bản giúp doanh nghiệp giành thầu 2 dự án hạ tầng lớn ở VN
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có 4 cầu bắc qua sông Sài Gòn
- Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn ở Hà Nội
- Đường cao tốc Bắc - Nam: Lo vốn cho phân đoạn lớn nhất
- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
- Đầu tư hơn 1 tỉ đô la xây nhà máy pin mặt trời
- Giới thiệu thành nhà Hồ với ủy ban Di sản thế giới