Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hoá của nước ta đạt khoảng 38%, cả nước sẽ có khoảng trên 870 đô thị các loại, tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: hàng loạt đô thị được nâng cấp, cùng với các dự án phát triển đô thị được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước, đã giúp cho diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, khu vực đô thị thường xuyên đóng góp khoảng gần 70% tổng GDP quốc gia.
Một siêu đô thị TPHCM trong tương lai (Ashui.com)
Để đạt được mục tiêu cả nước sẽ có khoảng trên 870 đô thị các loại vào năm 2015, Bộ trưởng yêu cầu mỗi đô thị cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Kiểm soát tốt quá trình đô thị hoá, vừa thực hiện các định hướng, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, vừa triển khai các chương trình, dự án cụ thể trong ngắn hạn có tính khả thi cao, bảo đảm khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng về tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhất là nguồn lực con người.
Đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá, nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị, để phát triển đô thị thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời với đảm bảo an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững quốc gia.
Nguyễn Lê
- Công bố nghiên cứu kiến trúc nhà thờ gỗ tại Bắc Bộ
- Đà Nẵng: 2.150 tỉ đồng phát triển cây xanh đô thị
- Xây dựng Hệ thống quan trắc đô thị Việt Nam
- Đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 18 khu kinh tế ven biển
- Chuyên gia Pháp hợp tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
- Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm về quản lý đất đai
- Nhật Bản sẽ hỗ trợ triển khai nhiều dự án hạ tầng ở VN
- TPHCM dành 1.000 tỉ đồng phát triển năng lượng tái tạo
- Phố cổ Hà Nội sẽ có 8 tuyến phố đi bộ
- Hà Nội gỡ vướng mắc luật thuế đất phi nông nghiệp