Ashui.com

Sunday
Dec 15th
Home Tương tác Điểm đến Mùa Tết trên chợ nổi miền Tây

Mùa Tết trên chợ nổi miền Tây

Viết email In

Dù hoạt động đi lại bằng đường bộ đã rất phát triển trong những năm gần đây, nhưng với đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có kênh rạch chằng chịt, di chuyển bằng đường thủy thuận lợi từ vườn ra đến những khu vực đông dân cư nên đến tận ngày hôm nay, người dân vùng này vẫn giữ hình thức họp chợ ngay trên sông, hay còn gọi là chợ nổi.  


Cảnh nhộn nhịp tại một góc chợ nổi Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 

Vùng ĐBSCL hiện có sáu chợ nổi khá nổi tiếng, gồm chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang); Ngã Năm (Sóc Trăng); Cái Răng (Cần Thơ); Cái Bè (Tiền Giang); Long Xuyên (An Giang) và chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long). 

Dù mỗi chợ có một điểm nhấn riêng, nhưng nhìn chung, hàng hóa được trao đổi phổ biến nhất ở các chợ nổi vẫn là nông sản. Ngoài vận chuyển bằng xe tải để “bỏ mối” cho tiểu thương tại các chợ truyền thống trong vùng ĐBSCL hoặc chuyển lên TPHCM tiêu thụ thông qua những chợ đầu mối, thì nông sản của nông dân còn được bán cho thương lái để họ vận chuyển bằng ghe, xuồng ra chợ nổi “bán sỉ” cho bạn hàng mua đi bán lại ở khắp vùng ĐBSCL.

Bà con tiểu thương, cho biết mua bán trên chợ nổi đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người miền Tây, nhất là khi dịp Tết đến không khí mua bán càng nhộn nhịp hơn. 


Dưa hấu được người dân mang ra “tập kết” tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ để “bán sỉ” cho các đầu mối 

Cũng theo bà con tiểu thương, lượng hàng hóa được “tập kết” về các chợ nổi trong dịp Tết này tăng khoảng 30% so với ngày thường, nhưng giá bán nhìn chung vẫn bình ổn như năm ngoái, trong đó, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như rau, củ, trái cây và đặc biệt là dưa hấu, một loại trái cây chưng Tết quen thuộc của người dân miền Tây.

Theo ghi nhận của TBKTSG Online, lượng hoa Tết được bày bán trên chợ nổi năm nay rất ít và điều này theo một số thương lái là do người dân chọn mua tại các chợ hoa truyền thống nên hoa, kiểng đã được chuyển lên bờ, thay vì bày bán trên chợ nổi như trước đây.

Chính nhờ nét văn bán đặc trưng riêng như đã nêu ở trên, chợ nổi miền Tây lâu nay đã trở thành địa chỉ du lịch khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là được khám phá chợ nổi trong những ngày Tết đến. 


Một trong số ít xuồng hoa được bày bán trên chợ nổi Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 


Khách du lịch khám phá chợ nổi Cái Răng, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ 

Trung Chánh 
(TBKTSG Online)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...