Quả thật, khi tra danh mục các loại hình xe buýt trên thế giới thì không thấy có loại “xe buýt nhanh”. Đủ cả, nào xe buýt khớp nối, xe buýt 2 tầng, xe buýt bánh hơi, xe buýt chạy điện, xe buýt trường học... Có lẽ ở Việt Nam ta, trước nay xe buýt chạy không được nhanh lắm nên mới sản sinh ra loại hình xe này.
Nhưng liệu nó có “nhanh” thật không lại là điều đáng bàn.
Ở Hà Nội đang hoàn thiện tuyến “xe buýt nhanh” Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14km và hy vọng sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2015. Xe được chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã.
...Trên tuyến này sẽ có 2,5km xe buýt nhanh phải chạy trên làn đường hỗn hợp, song các nhà quản lý dự án cho rằng đây đều là đường một chiều nên không lo ngại nguy cơ ùn tắc giao thông.
Những người thường xuyên đi qua tuyến đường này sẽ dễ dàng nhận thấy rằng, để đạt được mong muốn như vậy, không hề đơn giản chút nào.
Lẽ thứ nhất, cho đến giờ này, đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài (nay vừa được đổi tên thành phố Tố Hữu) đã thường xuyên xảy ra tắc cục bộ vào giờ cao điểm. Tình trạng xe máy tràn lên cả vỉa hè để “thoát thân” là phổ biến. Nay mai, một phần đường sẽ dành cho xe buýt nhanh, lòng đường càng hẹp hơn. Liệu mấy ai dám bảo đảm rằng xe máy sẽ không giành giật thời gian với xe buýt, một khi ở mỗi ngã tư không có gờ cao ngăn cách?
Lẽ thứ hai, trong tương lai, đoạn đường này sẽ trở nên quá tải bởi mật độ dân cư ở đây được quy hoạch quá cao. Hiện nay, tại đây, nhiều công trình nhà ở vẫn tiếp tục được xây dựng, nhiều khu chung cư cao tầng đã hoàn thiện nhưng chưa có người ở. Vậy mà đã xảy ra tắc đường cục bộ, nay mai sẽ ra sao?
Theo Ban quản lý dự án, xe buýt nhanh sẽ chạy với tần suất 3 - 5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h. Các xe đều có hệ thống GPS, kết nối với Trung tâm điều hành để giải quyết các sự cố có thể phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút thuận tiện.
Có công nghệ hiện đại hỗ trợ thì tốt quá rồi, nhưng có thứ quan trọng hơn, đó là yếu tố con người. Còn nếu cứ như tình trạng hiện nay, nhiều lúc chỉ “xe buýt bay” mới có thể nhanh được.
Nguyễn Hoàng Linh
- Luật Đất đai mới - Vướng mắc cũ
- Vỉa hè của chúng ta
- Tràng An trở thành Di sản thế giới: Bắt đầu "bài toán khó" thứ hai
- Giật mình với “6 không”!
- Thầu xây dựng: Chọn sai nên phải xử?
- Công trình Nha Địa dư quốc gia (Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt)
- Chống tham nhũng: Nhìn từ nghi án hối lộ của JTC
- Dân nhà nghèo ngấm cái khổ ở chung cư giá rẻ
- Hội An và bài toán bảo tồn di tích
- Hà Nội khôi phục không gian kiến trúc phố nghề Lãn Ông