Hà Nội về tổng thể vẫn còn là một đô thị duy trì được sự chuyển hóa không gian mềm mại, một khung cảnh đô thị gắn kết.
Sự kết hợp giữa kiến trúc cổ của một cổng làng tại phố Miếu Đầm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) và kiến trúc hiện đại của một khách sạn hiện đại tầm cỡ 5 sao ở phía đối diện.
Cổng miếu Đầm được xây mới, tuy nhiên khi đặt cạnh công trình khách sạn "con rồng" thì hai kiến trúc Đông - Tây tạo nên một hình ảnh tương phản khá đặc biệt.
Một biệt thự cổ tại đường Trần Hưng Đạo tựa lưng vào một toà nhà cao tầng mới hiện đại. Đây là một trong hơn 1.500 biệt thự cổ nằm trong danh mục công trình được bảo tồn của thành phố Hà Nội. Năm 2015, một biệt thự cũ khác ở địa chỉ số 107 nằm phía sau căn biệt thự màu vàng này đã bất ngờ đổ sập khiến 2 người tử vong.
Nét hoa văn rồng phượng trên đầu đao mái đình cổ Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nằm cạnh tháp chuông nhà thờ Phùng Khoang. Đây là hai hình ảnh đại diện kiến trúc tôn giáo rất phổ biến tại Việt Nam.
Những ngôi nhà cũ kĩ trên phố Hai Bà Trưng, Thợ Nhuộm và tòa nhà hiện đại mới xây dựng nằm phía sau.
Nét tương phản khá rõ ràng trên những bức tường gạch vỡ, ô cửa gỗ, vôi ve tường vàng in dấu vết thời gian... với toà nhà bê tông, vách kính hiện đại.
Khu chung cư tập thể cũ Thành Công dày đặc các bồn chứa nước inox trên mái nhà, xa xa là hàng chục toà nhà chọc trời mới như toà Lotte Hanoi, toà nhà Đài Truyền hình Việt Nam, chưng cư cao cấp Metropolis, Capital Tower...
Nhiều khu chung cư cũ của Hà Nội như Thanh Xuân Bắc, Khương Thượng hay Kim Liên bị bủa vây, đan xen hoặc thay thế bằng các toà nhà hiện đại, các chung cư cao tầng, cao cấp kiểu mới.
Toàn nhà tập thể D1 Giảng Võ xây dựng từ đầu những năm 80 thế kỉ 20 và phía sau là tòa D2 mới được xây dựng lại vào năm 2015.
Trong tương lai không xa, những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức của các thế hệ người Hà Nội những năm 80 - 90 sẽ không còn, dần được thay thế bằng những công trình mới hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Một tòa nhà tập thể được xây dựng đã lâu với vẻ cũ kĩ, lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Những "chuồng cọp" cơi nới bằng song sắt tương phản với những tấm kính bóng loáng hiện đại.
Không gian kiến trúc mới cũ đan xen lộn xộn, rối rắm ở đường Nguyên Hồng - Huỳnh Thúc Kháng.
Mặt tiền khác biệt của hai căn nhà ở phố Hàng Gà.
Kiến trúc cổ điển của ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1923 và các kiến trúc hiện đại bao quanh ở phố Nguyễn Trường Tộ.
Cổng làng cổ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lọt giữa khu dân cư đông đúc với những căn nhà có kiến trúc mới.
Những căn nhà cổ kính đã xuống cấp trên mặt đường Đại La, phía sau là toà building mới xây từ nền móng cũ của chợ Mơ. Dãy nhà này hiện đã không còn, bị giải toả để mở rộng hành lang đường Vành đai 2.
Vẫn biết thay cũ, đổi mới là để phù hợp hơn với xu thế phát triển chung của xã hội, tuy nhiên luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng các giải pháp để quy hoạch hạ tầng tổng thể Hà Nội một cách hài hoà, không còn những sự cố phá nát những vẻ đẹp xưa cũ, nét văn hoá truyền thống một cách bừa bãi, thiếu ý thức.
Hữu Nghị
(Dân Trí)
- Tâm thức biển của người Việt: một cái nhìn văn hóa - lịch sử
- Công trình xanh "tự phong": Đâu phải trồng cây xanh là có chứng nhận xanh
- "Không thể cứ vỉa hè vỡ thì đổ tại ô tô"
- Để giảm thiểu tình trạng di dân ra khỏi ĐBSCL: "Đau ở đâu, trị ở đó"
- Mối nguy rác thải nhựa
- Phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội: Thông chỗ này tắc chỗ kia
- Những vấn đề tiếp nối của đô thị
- Phát triển bảo tàng với nhiều cách tiếp cận
- Tính chuyện căn cơ cho miền Trung
- Quy định tách thửa: "siết" đầu nậu đất, "treo" cả quyền lợi của người dân