Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Vật liệu / Thiết bị Trang thiết bị Làm sao để giảm chi phí về năng lượng cho các cơ sở y tế?

Làm sao để giảm chi phí về năng lượng cho các cơ sở y tế?

Viết email In

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến cuối năm 2013, nước ta có 1.069 bệnh viện chính quy trên cả nước (chưa kể tư nhân) với 208.900 giường bệnh được đầu tư về máy móc và trang thiết bị có thể khám và điều trị các căn bệnh đòi hỏi tính chuyên môn cao.  

Cơ sở y tế và các rủi ro từ các sự cố điện 

Với mức dân số đạt ngưỡng 89,57 triệu dân vào năm 2013 và dự kiến sẽ là 91,3 triệu dân vào năm 2015, tốc độ gia tăng dân số 2009-2011 là 1,05%, rõ ràng các cơ sở y tế tại Việt Nam đang gánh một áp lực rất lớn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người...Cũng chính vì thế, mất điện trở thành một sự cố nhạy cảm không mong muốn của mọi cơ sở y tế, bởi những rủi ro về người và của là rất lớn. 


Theo ước tính ngay cả ở Mỹ, quốc gia đi đầu về chất lượng các dịch vụ y tế, nếu sự cố điện xảy ra, bệnh viện với quy mô 200 giường bệnh sẽ tổn thất tầm một triệu đô, chưa kể phải huy động thêm nhân lực cho công tác hỗ trợ, cấp cứu như bác sĩ, y ta và điều dưỡng. 

Thêm vào đó là tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới nguy cơ lây nhiễm chéo cho bệnh nhân nếu không có hệ thống quản lý toà nhà đồng nhất cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật về điện và công nghệ thông tin trong một tòa nhà. Đặc biệt hơn, khi không có một giải pháp tích hợp mang tính hệ thống được triển khai cho tất cả các trang thiết bị máy móc, rất khó để kiểm soát vấn đề an ninh và an toàn cho người bệnh. Theo nghiên cứu, một trong những nguyên do khiến nhiều bệnh nhân bị ngã khỏi giường bệnh là do gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiệt bị như công tắc quá xa hoặc quá cao tầm với. 

Giải pháp cho bài toán số lượng: Linh hoạt, ổn định & Chất lượng! 

Với sự quá tải của hầu hết các bệnh viện hiện nay, việc đầu tư máy móc trang thiết bị y tế hiện đại nhằm rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, với độ chính xác và hiệu quả cao đang là giải pháp hữu hiệu nhất. 

Tuy nhiên, để máy móc hoạt động thật sự hiệu quả và tối ưu công suất, các bệnh viện lại gặp một vướng mắc để đảm bảo được nguồn năng lượng khổng lồ cung cấp cho các trang thiết bị tân tiến này. Đó chính là sự tiêu tốn lớn về năng lượng cũng như nguồn tài chính có hạn ở các cơ sở. Vì vậy, một giải pháp bảo vệ nguồn hiệu quả cần tích hợp được đầy đủ các yếu tố: linh hoạt, dễ dàng sử dụng, kết hợp một cách có hệ thống với các trang thiết bị khác của cơ sở, cũng như đảm bảo yếu tố “xanh” hóa môi trường chính là giải pháp tối ưu mà các bệnh viện đang tìm đến, giúp giảm thiểu lượng khí thải môi trường và có thể đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí cho cả hệ thống. 


Không chỉ bệnh viện, sở hữu một hệ thống an ninh điện cũng là yêu cầu cấp thiết của các cơ sở đặc thù như sân bay, nhà máy, khu công nghệ cao, nhà máy nước…vốn luôn đòi hỏi nguồn điện ổn định 24/7/365 mỗi ngày. 

Nói đến giải pháp an ninh điện tích hợp từ điện lưới, cung cấp điện dự phòng, hệ thống quản lý tòa nhà (BMS), tiết kiệm năng lượngvà giúp giảm thiểu lượng khí thải, có thể nhắc đến kiến trúc EcoStruXure của Schneider Electric. Trong đó nổi bật là giải pháp dự phòng nguồn cho các môi trường ứng dụng trọng yếu được Schneider Electric kế tục từ APC với gần 50 năm kinh nghiệm trên toàn cầu. Giải pháp này được Schneider Electric nghiên cứu và phát triển nhằm đảm bảo nguồn điện của cơ sở kinh doanh, sản xuất và điều hành có thể hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn ngay cả khi có các sự cố của điện lưới - điều tối quan trọng trong các bệnh viện. 

Schneider Electric đã phát triển giải pháp quản lý điện năng dành riêng cho các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện nhất. Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của hãng đã phân tách mạng lưới tối ưu nhất cho từng phòng chức năng như: phòng tổ chức, phòng cấp cứu, phòng bệnh, phòng dành cho y tá, phòng siêu âm, phòng dữ liệu….Mạng điện của mỗi phòng được thiết kế khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng của từng phòng, và toàn bộ được kết nối và điều phối điện năng dựa trên nền tảng hệ thống UPS cải tiến, nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động đồng thời giảm lượng điện tiêu thụ. 

  • Ảnh bên: Hệ thống UPS 3-pha mới nhất mang tên Galaxy VM của Schneider Electric hiện đang được xem là giải pháp bảo vệ nguồn hàng đầu trên thế giới, với hiệu suất hoạt động lên đến 99% và có chế độ EcoMode. 

Với việc không ngừng cải tiến công nghệ nhằm mang lại giải pháp quản lý năng lượng và bảo vệ nguồn toàn diện, đảm bảo mức độ sẵn sàng cao nhất cho hạ tầng và thiết bị, Schneider Electric đã và đang là nhà cung cấp giải pháp an toàn điện cho các trung tâm y tế và bệnh viện lớn trên thế giới. Và có lẽ, với sự hỗ trợ của Schneider Electric, các bệnh viện sẽ có thể nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành cũng như tiết kiệm chi phí. 

Anh Kha 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo