Ashui.com

Wednesday
Dec 04th
Home Chuyên mục Kiến trúc Xây dựng bằng tre

Xây dựng bằng tre

Viết email In

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tre có nhiều lợi thế hơn trong cuộc đua với các vật liệu xây dựng cổ điển để trở thành vật liệu đem lại nhiều tiện ích nhất cho đời sống và môi trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều hơn những thông tin về loại vật liệu được gọi là “thép xanh” này.



Kiến trúc sư sử dụng tre nổi tiếng nhất là Simón Vélez, người Colombia, sinh năm 1949. Năm 2000, tại triển lãm quốc tế Hanover (Đức), ông và người đồng sự Marcelo Villegas – tác giả cuốn sách New bamboo: architecture and design xuất bản năm 2003 – đã trưng bày một tòa nhà vòm rộng 1.800m2 được xây dựng với 4.000 cây tre loại lớn, tuân thủ mọi tiêu chuẩn xây dựng của nước Đức.

Ngày 16.12.2009, ông đã nhận giải thưởng lớn của quỹ Hoàng thân Claus vì văn hoá và phát triển (Prince Claus Fund for Culture and Development, Hà Lan), trị giá 100.000 euro, vì những công trình sáng tạo chứng minh tre là một vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững.

Căn nhà hoàn toàn bằng tre đầu tiên

“Tre là vật liệu xây dựng vừa thân thiện nhất với môi trường, vừa có tính cạnh tranh cao đối với các vật liệu cổ điển” 
Tháng 6.2009, Bambou Habitat (một tổ chức tư nhân tại Pháp) cho biết đã hoàn thành căn nhà hoàn toàn bằng tre đầu tiên đáp ứng các chuẩn chống động đất và chống bão. Căn nhà được xây dựng trên đảo Martinique (thuộc Pháp) ở vùng biển Caraibes (Trung Mỹ), sẽ là trụ sở của hội Phát triển cây tre trên đảo Martinique.

Những thử nghiệm để công nhận các chuẩn này do viện Công nghệ rừng và gỗ FCBA (Institut de Technologie Forêt Cellulose Bois et Ameublement) tiến hành. Theo Bambou Habitat, nhà bằng tre có độ bền vững không thua kém gì các nhà gỗ. Ở Nhật, có những căn nhà tre tuổi thọ hơn 200 năm. Ở Việt Nam, người ta cũng biết rằng có nhiều cấu trúc cổ truyền bằng tre chưa qua xử lý đứng vững được hơn 50 năm. Những kỹ thuật xử lý và xây dựng hiện đại cho phép bảo vệ căn nhà tốt hơn nhiều đối với thời tiết thất thường, côn trùng và thời gian.





Tre có những đặc tính tự nhiên chống bão xoáy và Bambou Habitat đã phát triển một sản phẩm bằng tre được xử lý có thể chịu được gió xoáy có vận tốc lớn hơn 230km/h. Khẳng định này được đưa ra sau những đo đạc trong phòng thí nghiệm với những điều kiện ràng buộc tương đương với gió mạnh hơn nhiều, nhằm đáp ứng các chuẩn mực chống bão xoáy của châu Âu, nhất là trong điều kiện các vùng đảo ở Trung Mỹ. Mặt khác, mọi thử nghiệm đều cho thấy nhà bằng tre chịu đựng tốt các rung động do động đất gây nên. Điều này dễ hiểu, do tính uốn được của tre.

Tuy nhiên Bambou Habitat tiếp tục hợp tác với FCBA để chính thức được công nhận chuẩn chống động đất này. Hiện Bambou Habitat đã xây dựng hơn 200 căn nhà bằng tre, với những tấm ván tre được bảo đảm chất lượng trong 20 năm. Theo luật Xây dựng của Pháp, các căn nhà được bảo đảm mười năm đối với các khâu xây dựng có thể làm công trình bị lung lay, đổ vỡ. Những tấm ván tre xây nhà của Bambou Habitat, cũng như của công ty Mỹ Bamboo Technologies được làm từ Việt Nam.

Vật liệu xây dựng trong tương lai

Không chỉ dễ uốn, tre thực ra còn rất cứng (hơn gỗ sồi 27%), và được mệnh danh là “thép xanh”, với những đặc tính cơ học phù hợp cho xây dựng hơn nhiều so với các loại gỗ. Tuy nhiên, tre lại có hình ống, với tiết diện không đều, không dễ sử dụng. Hiện có rất nhiều dự án, công trình nghiên cứu tre dưới các khía cạnh vật lý, cơ học, hoá học (chẳng hạn, vấn đề dán tre vào một vật liệu khác như gỗ để làm ra một vật liệu hỗn hợp, chủ đề của luận án tiến sĩ của Yoshiaki AMINO tại đại học Lausanne, Thuỵ Sĩ, năm 2002), sinh học (tính chất của hàng ngàn loại tre khác nhau trên thế giới), với những ứng dụng rất đa dạng. Hội nghị quốc tế lần thứ 8 về tre, họp ở Thái Lan tháng 9.2009, có hơn 70 công trình được báo cáo, trong đó có khá nhiều công trình về khoa học – công nghệ.



Gần đây, ba nhà nghiên cứu thuộc hai viện đại học Công nghệ Delft và Eindhoven (Hà Lan) P. van der Lugt, A.A.J.F. van den Dobbelsteen và J.J.A. Janssen, trong một công trình đăng trên tạp chí Construction and building Materials năm 2005, đã đánh giá tre như một vật liệu xây dựng trong tương lai cho châu Âu. Các tác giả đã so sánh tre với gỗ, bêtông và thép về các phương diện môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và đi đến kết luận là những nhược điểm của tre hoàn toàn có thể được khắc phục, khi đó tre là vật liệu xây dựng vừa thân thiện nhất với môi trường, vừa có tính cạnh tranh cao đối với các vật liệu cổ điển.











Hà Dương Tường  - Ảnh: Facebook.com/buihoaimai

Việt Nam giàu tiềm năng “thép xanh”

Theo báo cáo tổng kết dự án “Điều tra thu thập thông tin về hiện trạng rừng tre nứa tại bảy tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Dăk Lăk, hiện tại Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha tre nứa, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên, với lượng khoảng 8,4 tỉ cây. Trong số này, khoảng 800.000ha là rừng tre nứa thuần loại và 600.000ha là tre nứa hỗn giao với rừng gỗ. Ngoài ra, diện tích tre nứa trồng cũng phát triển rất nhanh, hiện chiếm khoảng 100.000ha. Trong 6 triệu ha đất hoang hoá, có rất nhiều diện tích phù hợp để trồng tre nứa. Từ góc độ sản xuất, Việt Nam có hơn 700 làng nghề sản xuất liên quan đến mây tre nứa. Việt Nam là thành viên của mạng lưới Mây tre quốc tế (International Network for Bamboo and Rattan, viết tắt: INBAR). Tuy nhiên, INBAR chưa đặt chi nhánh trụ sở tại Việt Nam. Nước ta cũng chưa có một viện nghiên cứu về cây tre. 
 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...