Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Chuyên mục Kiến trúc 6 công trình đoạt giải thưởng kiến trúc Stirling 2010

6 công trình đoạt giải thưởng kiến trúc Stirling 2010

Viết email In

Sáu công trình công cộng được chọn từ một danh sách dài, bao gồm ba bảo tàng, hai trường học và một tòa nhà căn hộ đã được trao giải thưởng kiến trúc Stirling 2010. Đây là những công trình đạt tiêu chuẩn kiến trúc cao và có đóng góp bền vững cho môi trường ở địa phương. 

Giải thưởng kiến trúc Stirling mang tên kiến trúc sư James Stirling (Anh), được thành lập năm 1996 với phần thưởng trị giá 20.000 bảng Anh. Stirling được Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (Royal Institute of British Architects - RIBA) tổ chức và trao giải hằng năm cho thành viên của RIBA có công trình (bất cứ đâu trong Liên minh châu Âu) đóng góp lớn cho sự phát triển của kiến trúc Anh trong năm trước đó. 

1. Trường Clapham Manor, London, Anh







Ngôi trường tiểu học nằm ở một địa điểm nhỏ phía nam London nhưng có ảnh hưởng rất lớn so với quy mô của nó.

Bốn tầng phòng học được bao bọc trong lớp sơn phủ kính, những vách tường ở một đầu tòa nhà được sơn màu nâu đỏ, nâu vàng và chuyển dần sang màu xanh lá, xanh da trời ở đầu kia. Màu gạch của ngôi trường nội trú từ thế kỷ 19, cây cối, cỏ ở sân chơi và bầu trời... Tất cả hài hòa với tòa nhà khiến nó trông chẳng khác nào một con tắc kè hoa và mang lại vẻ rực rỡ khiến không ai có thể làm ngơ khi lần đầu tiên trông thấy.

Ở bên trong, sự phong phú các cửa sổ nhỏ giúp cung cấp nguồn ánh sáng dồi dào.

2. Trường Christ's College, TP Guildford, hạt Surrey, Anh





Một công trình trường học khác trong danh sách là Christ's College. Nằm trên một dải đất xanh ở ngoại ô Guildford, hình dáng ngôi trường trông như thể được đục ra từ một khối gạch rắn.

Đây không phải là một tòa nhà dễ gây cảm tình. Giống một khối bêtông, gạch và gỗ không được che phủ, nhưng phần bên trong đem đến một loạt không gian quyến rũ, được bố trí trang nhã và chi tiết một cách sáng tạo.

3. Tòa nhà Bateman’s Row, London, Anh









Hệ thống đa năng ở khu East End trước đó đã bị coi là kẻ đứng ngoài bảng xếp hạng. Dự án này khiêm tốn hơn nhiều so với hầu hết công trình khác trong danh sách. Tuy nhiên, những chức năng khác nhau  cùng được đưa vào tòa nhà với sự khéo léo đáng kể.

Bateman’s Row có một văn phòng, phòng trưng bày, ba căn hộ và tầng mái.

4. Phần mở rộng Bảo tàng Ashmolean, Oxford, hạt Oxfordshire, Anh









Phần mở rộng của bảo tàng lâu đời nhất nước Anh Ashmolean rộng gấp đôi không gian triển lãm của bảo tàng, tốn 61 triệu bảng Anh. Sáu tầng với hơn 39 phòng triển lãm mới, bốn trong số đó dành triển lãm đương thời, cùng một trung tâm giáo dục, các văn phòng và nhà hàng trên sân thượng đầu tiên của Oxford.

5. Bảo tàng MAXXI, Rome, Ý









MAXXI mang đến cho nước Ý hai điều đầu tiên: bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia đầu tiên và bảo tàng kiến trúc quốc gia đầu tiên. Bảo tàng có diện tích sàn 30.000m2, được xây dựng từ năm 1999 và hoàn thành sau 10 năm với chi phí xây dựng 134 triệu bảng Anh.

Nhìn từ bên ngoài, bảo tàng nghệ thuật thế kỷ 21 này trông rất khiêm nhường, nhưng bên trong đặc biệt ấn tượng với các bức tường bêtông cong, cầu thang treo màu đen và trần mở đón ánh sáng tự nhiên...

6. Bảo tàng Neues, Berlin, Đức









Bảo tàng dân tộc học theo phong cách tân cổ điển Neues mở cửa từ năm 1855 nhưng đã bị bỏ hoang kể từ khi trúng bom trong Thế chiến thứ hai.

Dự án trùng tu tốn 210 bảng Anh đã giúp nó được sử dụng lại nhưng trong một hình thức khác so với diện mạo ban đầu. Các kiến trúc sư đã cố gắng đảm bảo các bộ phận mới và cũ được gắn kết với nhau.

THƯỜNG NGA (Theo Telegraph)
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo