Ashui.com

Wednesday
Dec 04th
Home Chuyên mục Kiến trúc Kiến trúc nào để diễn tả một vẻ đẹp gồ ghề?

Kiến trúc nào để diễn tả một vẻ đẹp gồ ghề?

Viết email In

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah, do Ennead Architects thiết kế, nằm trên một cạnh gồ ghề của thành phố Salt Lake (thủ phủ bang Utah, Mỹ). Trung tâm Rio Tinto (như người ta vẫn gọi tòa nhà này như thế) trị giá 103 triệu USD và rộng 163.000 feet vuông (50.000m vuông), tọa lạc ngay chân núi Rocky của rặng Wasatch.

Kiến trúc này, “đậu” trên một nơi từng là bờ của hồ Bonneville thời tiền sử, giật cấp dần xuống, với những đường gờ thận trọng cưỡi theo con dốc, cùng lúc tạo nên một diện mạo uy nghi đúng kiểu kiến tạo địa chất.


Nhìn từ trên cao 


Bảo tàng nằm ở chân núi


Giật cấp bám theo địa hình sườn dốc


Ngôn ngữ kiến trúc thanh lịch mà vạm vỡ 



Với một ngôn ngữ thẩm mỹ vừa thanh lịch vừa vạm vỡ, bảo tàng này có đầy đủ không gian cho nghiên cứu và triển lãm, đồng thời – và quan trọng nhất – là “quây” được du khách vào bên trong thế giới tự nhiên của bảo tàng, và tạo điều kiện cho du khách ngắm nghía cái thế giới tự nhiên ấy (bảo tàng Lịch sử Tự nhiên mà!)

Bên trong tòa nhà, thiết kế chính tập trung vào một không gian rất “giật gân” có tên “Vực” – là một khoảng giếng trời cao khoảng 20m. tràn ngập ánh sáng và có những đường mặt trời và có những lối đi bắc cầu qua.


Giếng trời, được gọi là "Vực" (The Canyon)

Những khối xi măng đồ sộ và thạch cao nhẵn thín gợi lên sự bao bọc, quây quần (mà không gây chút gì đáng sợ) của thiên nhiên hùng vĩ mà người ta vẫn gặp khắp vùng Great Basin của Utah.

Ngoài ra, khoảng giếng trời “Vực” còn được dùng như một không gian sinh hoạt chung để tách biệt cánh Bắc mang tính “thực tế” của bảo tàng (chuyên cho việc nghiên cứu, bảo tồn, quản lý, lưu trữ hơn 1,2 triệu đối tượng và mẫu vật) với cánh Nam mang tính “trình diễn” (đầy những phòng trưng bày và không gian triển lãm).


Không gian trưng bày 


Không gian sinh hoạt chung của "Vực" hay còn gọi là "không gian giải trí"




Bên ngoài bảo tàng




Bảo tàng về tối

Bảo tàng này đã tái dựng thành công vẻ đẹp khắc nghiệt của địa hình bang Utah – một vẻ đẹp mà kiến trúc sư Todd Schliemann cho rằng chẳng giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. 

Phan Nhật (dịch) 

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...