Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Giải pháp nào cho quy hoạch giao thông trong thời kỳ đô thị hoá?

Giải pháp nào cho quy hoạch giao thông trong thời kỳ đô thị hoá?

Viết email In

Thách thức lớn nhất của đô thị hóa nhanh chóng là làm thế nào để giải quyết được vấn đề giao thông đô thị.  

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu Á. 

Theo nghiên cứu trong tạp chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí (PM2.5). Những hạt bụi nhỏ li ti này lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp, ScienceDaily thông tin. 

Jakarta mất khoảng 3 tỉ đô mỗi năm do tắc nghẽn và theo xu hướng hiện nay, sự tắc nghẽn nhìn chung còn khá tồi tệ. Tại Bắc Kinh, các chi phí y tế từ ô nhiễm không khí ước tính khoảng 3,5 tỉ đô hàng năm. Ùn tắc giao thông dẫn đến việc giảm năng suất kinh tế, tăng trường hợp tử vong, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. 

Ở những thành phố lớn châu Á như Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), TP.HCM (Việt Nam), việc ùn tắc giao thông là một trong những mối quan tâm lớn nhất của thành phố. 

Thách thức quản lý

Đến năm 2050, các quốc gia ở châu Á đặc biệt là các nước mới nổi sẽ ngày càng gia tăng các loại xe cơ giới như ô tô, xe tải, xe máy. Với tốc độ hiện nay, có khoảng 2,3 tỷ xe ô tô được bổ sung trên toàn thế giới trong giai đoạn 2005-2050 và hơn 80% trong số đó là việc phát triển thêm đường bộ và đường cao tốc tại các nước đang phát triển.

Thách thức đối với các nhà quản lý đô thị và người ra quyết định là làm thế nào để tạo ra một hệ thống giao thông đủ mạnh và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng lớp người này sử dụng phương tiện cá nhân.

Điểm đặc trưng của thành phố là hệ thống giao thông công cộng và sự kết nối của nó. Một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả luôn được xếp hạng đầu tiên trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh cho khu vực đô thị. Ngược lại, thách thức lớn nhất cũng chính là hệ thống giao thông công cộng nếu như không được đầu tư đúng mức, quản lý tốt và vận hành suôn sẻ và đáng tiếc đây lại là điều thường diễn ra trong nhiều thành phố trên thế giới. 

Giải pháp nào lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn nữa trong giao thông công cộng?

Trách nhiệm của các nhà quy hoạch là sự thỏa hiệp, ứng dụng các chính sách khuyến khích giao thông công cộng, giảm thiểu việc sử dụng xe hơi. Điều này thể hiện qua quy hoạch sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, quy hoạch cũng phải tính đến giải pháp cho cơ sở hạ tầng đường bộ và bãi đỗ xe. Đầu tư đô thị hiệu quả cho vấn đề giao thông công cộng để tránh được những tác động tiêu cực của việc sở hữu xe tư nhân và cùng với đó là quy hoạch bãi đậu xe trong đô thị cũng là điều đáng chú ý. 

Sự tiện lợi là ưu tiên hàng đầu cho người dân ngày nay. Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, thành phố cần phải có cơ chế hỗ trợ nào đó nhằm tạo ra tâm lý người dân thay đổi thói quen cũ của họ. Lộ trình (tuyến đường) rất quan trọng cho người sử dụng, đảm bảo sao cho việc di chuyển này bằng phương tiện giao thông công cộng thực sự đáng tin cậy và hiệu quả. Sự chuyên nghiệp của dịch vụ cũng rất quan trọng tạo cho người đi du lịch ở mọi thời điểm trong ngày và cách thức bán vé cũng cần phải đơn giản và thuận tiện thì mới mong thu hút sự quan tâm của người dân đối với mạng giao thông công cộng. 


Làm thế nào để người dân sẵn sàng tham gia giao thông công cộng là câu hỏi cho các nhà quản lý đô thị.
(Ảnh minh họa: Hệ thống xe buýt nhanh BRT ở thành phố Bogota - Nguồn: TheCityFix) 

Mô hình Transit-Oriented Development – TOD

Có rất nhiều mô hình và giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế và ưu điểm nhất định. Vì thế, không thể áp dụng tùy tiện một mô hình bất cứ với hoàn cảnh thực tiễn. Mọi giải pháp chỉ mang tính tham khảo và mô hình TOD cũng là một trong số đó.

Hệ thống giao thông công cộng tốt là xương sống của một thành phố và có khả năng thu hút đầu tư quốc tế - điểm mốt chốt có thể tái tạo và hồi sinh đô thị sống tốt. Bởi vậy các nhà quy hoạch và quản lý đô thị cần phải thực hiện các giải pháp sao cho hệ thống này hoạt động thực sự tốt và bền vững thì mới mong đô thị đó phát triển bền vững.

Mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng (mô hình TOD) là một mô hình phát triển đô thị tiên tiến được áp dụng phổ biến trên thế giới và đặc biệt hiệu quả ở Nhật.

TOD là chìa khóa để hạn chế mở rộng đô thị, giảm ùn tắc và giảm khí thải nhà kính. Mô hình sẽ không hiệu quả nếu ứng dụng tại thành phố có mật độ dân cư thấp. Đây là lý do tại sao quy hoạch đô thị phải cân nhắc trong việc chuyển tải và ứng dụng lựa chọn mô hình giao thông công cộng.

Kinh nghiệm cho thấy một mô hình TOD hiệu quả sẽ không chỉ làm tăng lượng người tham gia giao thông công cộng, làm cho cộng đồng không muốn dùng các loại xe tư nhân mà thay vào đó sử dụng xe buýt và tàu điện, mà còn đóng vai trò như là trung tâm tổ chức phát triển cộng đồng đem lại những lợi ích môi trường, xã hội và kinh tế.

Khánh Phương 
(Báo Xây dựng)  


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo