Ashui.com

Friday
Apr 19th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị 5 định hướng phát triển đô thị Việt Nam theo huớng tăng trưởng xanh

5 định hướng phát triển đô thị Việt Nam theo huớng tăng trưởng xanh

Viết email In

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại “Diễn đàn đầu tư Quảng Nam hướng tới tăng trưởng xanh” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây. 

Theo Thứ trưởng, để thực hiện tốt định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh, Bộ Xây dựng sẽ ban hành quy định bắt buộc chủ đầu tư ứng dụng công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các công trình thương mại mới và cải tạo công trình hiện có ở các khu đô thị.  

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2012, mạng lưới đô thị Việt Nam đã được phát triển với 765 đô thị, hàng năm đóng góp 70-75% GDP của cả nước. Do vậy mạng lưới đô thị đã khẳng định vai trò là động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. 

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Bằng chứng là số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức, phát triển đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch và kế hoạch.

Để phát triển thành công hệ thống đô thị Việt Nam theo huớng tăng trưởng xanh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đưa ra 5 định hướng:

Một là: Phát triển đô thị trước hết phải từ các quy hoạch, kế hoạch. Các quy hoạch đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững như đô thị xanh, đô thị sinh thái… Các quy hoạch không gian đô thị phải đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế - sinh thái, thân thiện môi trường, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng.

Hai là: Cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và không gian xanh đô thị.

Ba là: Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị xanh với hệ thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, vật liệu sạch.

Bốn là: Tiếp cận, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ trong phát triển công trình xanh, đô thị xanh. 

Năm là: Tuyên truyền, vận động khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia phát triển đô thị xanh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường; có chính sách thu hút các nhà tài trợ, các tổ chức phát triển, các nhà đầu tư tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh, đô thị xanh.

Thứ trưởng khẳng định, để thực hiện tốt các định hướng đó, Bộ Xây dựng với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển đô thị sẽ cùng các cấp, các ngành tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để định hướng và đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh; nghiên cứu ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về quy hoạch, kiến trúc đô thị sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Bên cạnh đó sẽ xây dựng các công cụ kinh tế, kỹ thuật khuyến khích và hỗ trợ các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng xanh.

Linh Vân (Diễn đàn Doanh nghiệp) 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo