Vấn đề tái sử dụng trong các dự án xây dựng, vật liệu phế thải là khái niệm được phát triển do kết quả của nhận thức tích cực về bảo vệ môi trường và ý thức tăng trưởng kinh tế bền vững. Các công ty trên thế giới đang ngày càng ứng dụng khái niệm tái chế như một cơ sở khoa học cho việc chuyển giao các dự án kiến trúc xây dựng và gặt hái những thành quả đáng kể. Một công ty kiến trúc uyên thâm tất nhiên phải bao hàm không chỉ yếu tố thiết kế kỹ thuật mà còn phải đạt hiệu quả trong tái chế các vật liệu về xây dựng.
Tuy nhiên, cũng phải công ty kiến trúc nào cũng có được ý tưởng và kết quả ứng dụng thành công như Công ty Kiến trúc 2012Architecten có trụ sở ở Rotterdam (Hà Lan). Đây là công ty đã được chứng nhận là một “công ty kiến trúc sử dụng hiệu quả rác thải” và đã được nhiều chuyên gia trong giới chuyên môn đánh giá cao thành quả của họ. Hệ tư tưởng kiến trúc của họ tập trung vào yếu tố ứng dụng và thực thi thiết kế bền vững cống hiến cho sự đổi mới về tư duy kiến trúc thông minh. Hệ tư tưởng này bao gồm những sáng kiến ứng dụng trong kiến trúc xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu tái sử dụng hoặc tái chế, được gọi nôm na là “siêu tái chế”.
Theo KTS Jan Jongert - người khởi xướng ý tưởng “siêu tái chế” của công ty cho biết: "Một trong những khái niệm đầu tiên mà chúng tôi quyết định hướng đến “siêu tái chế” là tôn trọng môi trường với tôn chỉ ứng dụng triệt để vật liệu tái chế và tái sử dụng". Khái niệm này dựa trên cơ sở là tại sao các KTS không tận dụng những vật liệu qua sử dụng mà vẫn có chất lượng, ý nghĩa và cộng với ý tưởng sáng tạo để tạo nên những sản phẩm độc đáo, không đụng hàng và cũng vô cùng thẩm mỹ.
“Hầu hết các sản phẩm kiến trúc của công ty đều mang tính thẩm mỹ cao và các KTS khẳng định "Vật liệu tái chế và tái sử dụng không ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế hiện đại. Quá trình ứng dụng loại vật liệu này tạo ra một công trình thiết kế/xây dựng rất độc đáo và gần như cộng sinh” - Các KTS của Công ty Kiến trúc 2012Architecten tiết lộ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng quá trình này cũng tùy thuộc vào tâm trí sáng tạo và tài năng riêng biệt của KTS mà không phải ai cũng có.
Ngày nay, khi người ta ngày càng ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường nên các công ty kiến trúc cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh phát triển ý tưởng bền vững. Nếu như cùng giá thành thiết kế, cùng năm kinh nghiệm và cùng nổi tiếng như nhau nhưng nếu ý tưởng của công ty nào nổi trội hơn về tái sử dung, tái chế hầu như lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn bởi những nhà đầu tư thông minh. Đây là điều không phải không có căn cứ, chúng ta hãy nhìn vào những công trình kiến trúc đoạt các giải quốc tế uy tín gần đây thì sẽ thấy - hầu hết các công trình đó đều mang tính bền vững, ứng dụng vật liệu thông minh để bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm phát thải cac-bon…
Khánh Phương - ảnh: 2012Architecten.nl
- Đấu thầu bảo trì đường bộ - Bài học từ Nhật Bản
- Giảm nóng cũng là tiết kiệm
- Đồng bộ đèn giao thông không phải là giải pháp tạm thời
- Người ta làm gì với một chai nhựa rỗng?
- Bản đồ TP London mang tính biểu tượng cho Lễ khai mạc Olympic 2012 của Space Syntax
- "Những bức tường xanh" giảm ô nhiễm trên đường phố
- Giải pháp văn phòng xanh: Tiết kiệm và tốt cho sức khỏe
- Giải pháp đa dạng cho mặt đứng
- Thiết kế đô thị dựa vào... gió
- Nhà sinh thái nổi "Floating Eco House"