Đi du lịch vòng quanh thế giới mà không cần rời khỏi phòng của mình, đó là dự án của nhà kinh doanh Mỹ Norman Nixon. Để làm điều mình nghĩ, Norman Nixon đã thiết kế một thành phố nổi có tên là Freedom - một thành phố nổi dưới dạng du thuyền khổng lồ trên đại dương bao la.
Freedom có thể chứa 50.000 người ở và 20.000 người phục vụ. Có thể tiếp nhận các chuyến bay dân sự nhờ đường băng trên mái. Có 15 bến đỗ cho các tàu nhỏ cập bến để đưa đón khách.
Điểm khác biệt quan trọng giữa một thành phố nổi so với một con tàu chở khách là khách hàng có thể bỏ tiền ra để sử dụng một diện tích sinh hoạt không chỉ trong thời gian một chuyến đi mà tương tự như mua bất động sản để sử dụng cả đời. Dự kiến thành phố nổi này dài 1,3km, rộng 240 m, cao 100 m (4 tầng) và có 17.000 căn hộ, 4.000 điểm buôn bán.
Giá bán mỗi căn hộ từ 200 nghìn đến 50 triệu đô la. Ngoài các khoang riêng dành cho cư dân của thành phố nổi hay khách du lịch hạng sang (đòi hỏi các căn hộ nhiều phòng), cần phải bổ sung cả một hệ thống cơ sở hạ tầng như cửa hàng, hiệu thuốc, rạp chiếu phim, trung tâm thể thao và bể bơi v.v...
Trên thực tế, trên thế giới đã có 2 thành phố nổi tương đối đúng nghĩa đang qua lại liên tục giữa các đại dương. Đó là con tàu “The World” của Công ty ResidenSea của Mỹ. “The World” là một con tàu dài 196m với 12 boong, 110 căn hộ sang trọng (một phần trong số đó đã được bán, số còn lại đang chờ đợi những chủ nhân mới).
Thế nhưng, về quy mô, “The World” chỉ được coi là một “thị trấn nhỏ” nếu so sánh với thành phố nổi thứ hai “Magellan”, hiện đang được ráo riết triển khai với nỗ lực hợp tác của các nhà đầu tư và công ty lớn của Mỹ và châu Âu dưới sự bảo trợ của Hãng Residential Cruise Line.
Con tàu khổng lồ dài 262m, trị giá ước tính 650 triệu USD này xét về mọi tiêu chí có thể coi là một thành phố nổi thực sự với những căn hộ sang trọng, cùng với hầu như tất cả mọi phương tiện giải trí và nhu cầu cần thiết để cư dân trên đó có thể sống cả đời mà không cần bước chân lên đất liền.
Đối với dự án Freedom đã có hơn 3.000 người đăng ký mua các căn hộ, và thành phố nổi khổng lồ này đang được chế tạo tại cảng Castilla (Ondurat). Để hoàn tất công trình Norman Nixon phải cần đến 9 tỉ USD.
- Làm đường bằng pin mặt trời
- Kỹ nghệ xanh và kiến trúc
- Di chuyển mái nhà bằng một nút bấm
- Cao ốc tự quay ở Dubai
- Sân vận động năng lượng mặt trời ở Kaohsiung, Taiwan
- Cầu tự động nâng lên, hạ xuống tiết kiệm năng lượng đầu tiên trên thế giới
- Trung Quốc xây nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới
- Đảo Năng lượng
- Dự án Ziggurat (Dubai) hạn chế khí thải CO2 ra không khí
- Resort dưới đáy biển Poseidon