Dịch vụ xã hội đô thị là một trong những vấn đề được Chủ đầu tư của Ecopark quan tâm đặc biệt. Dịch vụ xã hội được hiểu là các hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Đối tượng và trung tâm của dịch vụ là con người, nhưng dịch vụ không chỉ đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của con người, mà còn hướng tới xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh, nơi con người vừa là chủ thể cung cấp, vừa là chủ thể hưởng thụ các dịch vụ do mình tạo ra.
Hiện nay, tại Việt Nam, các tiêu chuẩn về dịch vụ xã hội đã được ban hành. Trong lĩnh vực xây dựng, chúng ta có các tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, xây dựng công trình y tế, giáo dục, chủ đầu tư các dự án phải tuân thủ các quy định như có tối thiểu 20% diện tích sàn trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực đô thị dành cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, quy hoạch mỗi dự án phải dành một diện tích tối thiểu cho các công trình công cộng và các tiện ích như cây xanh, mặt nước, quảng trường, công viên…. Có thể thấy rằng, vai trò của nhà nước ngày càng thể hiện rất rõ trong việc quan tâm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân.
Ecopark là một khu đô thị tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội tốt nhất cho cư dân. Với tầm nhìn tiến bộ, Chủ đầu tư Vihajico đã đầu tư rất nhiều tiện ích xã hội cho những người đã chọn Ecopark để xây dựng tổ ấm của mình như: Trường học liên cấp Đoàn Thị Điểm, Trường Mầm non Ecokids, rất nhiều cửa hàng và các tiện ích tại các tầng trệt của Chung cư Rừng Cọ, 3 khu Câu lạc bộ với các bể bơi, phòng xông hơi, sân cầu lông được bao quanh bởi các con đường dạo và công viên- các công viên lớn mở cửa cho hàng trăm người tới vui chơi giải trí, siêu thị và chợ thực phẩm, Nhà máy cung cấp nước sạch, trạm gas trung tâm, hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, phòng khám đa khoa quốc tế, hệ thống wifi tốc độ cao, hệ thống xe bus miễn phí phục vụ toàn bộ cư dân trong khu đô thị... Các đối tác đầu tiên được kêu gọi đầu tư vào Ecopark cũng là các đối tác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong tương lai không xa, ở Ecopark sẽ có các công trình có quy mô và tầm cỡ quốc tế như trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam), có tổng mức đầu tư trên 53 triệu USD phục vụ giảng dạy cho 7.000 sinh viên/năm, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 2015 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2017; Đại học Y Khoa Tokyo (Tokyo Human Health Sciences University Vietnam) có tổng mức vốn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu USD, quy mô đào tạo 1.200 sinh viên/năm. Vào thời điểm hiện tại, dự án Trường Đại học Y Khoa Tokyo đang được gấp rút triển khai xây dựng để phục vụ tuyển sinh vào tháng 9 năm 2015 và giao đoạn 1 đi vào hoạt động vào đầu năm 2016. Có thể thấy rằng, việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội là ưu tiên hàng đầu của Chủ đầu tư, cho thấy lợi thế cạnh tranh của Dự án này so với rất nhiều Dự án có ví trí thuận lợi hơn tại Hà Nội.
Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ xã hội được thực hiện một cách chuyên nghiệp và minh bạch, Vihajico đã thành lập một Công ty độc lập để quản lý và cung cấp các dịch vụ xã hội. Với một mức phí vừa phải, cư dân Ecopark đã được phục vụ các dịch vụ từ cơ bản tới cao cấp, bao gồm: vệ sinh và thu gom rác thải, diệt côn trùng, bảo dưỡng, chăm sóc cây xanh, duy tu cảnh quan và các công trình tiện ích chung như các đài phun nước và công viên, dịch vụ an ninh và camera 24h, dịch vụ lễ tân, dịch vụ thang máy, vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, bảo trì bảo dưỡng hệ thống hạ tầng và các trang thiết bị, đường đi dạo, bảo hiểm máy móc và bảo hiểm công cộng, tham gia các sự kiện sinh hoạt gắn kết cộng đồng trong các dịp lễ, trẻ em được giáo dục trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình. Hơn nữa trong 02 năm đầu, kể từ khi bàn giao công trình thuộc giai đoạn 1 của dự án, Vihajico đã miễn phí dịch vụ đô thị để tạo điều kiện tốt nhất cho những cư dân đầu tiên về sinh sống ở khu đô thị.
Có thể khẳng định rằng, việc duy trì và phát triển các dịch vụ xã hội tại Ecopark hiện tại và trong tương lai không chỉ xuất phát từ việc Chủ đầu tư đã tuân thủ các quy định có liên quan của nhà nước, mà còn bắt nguồn từ tâm huyết thực hiện sứ mệnh “chúng tôi không chỉ đơn giản mang đến cho bạn một ngôi nhà, mà là tặng bạn một môi trường sống hoàn hảo”, trong đó con người, thiên nhiên và văn hóa là những giá trị cốt lõi của mối tương quan cân bằng giữa không gian đô thị và cảnh quan tự nhiên, tạo nên một môi trường sống lý tưởng, phát triển toàn diện cho con người.
Với quyết tâm thực hiện sứ mệnh này, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tiêu chuẩn dịch vụ xã hội của các dự án tầm cỡ trong nước và quốc tế để áp dụng tại Ecopark. Trong quá trình này, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề cần được cải thiện từ chính hệ thống chính sách – pháp luật của các cơ quan nhà nước để giúp cho việc thực hiện các dịch vụ xã hội tại các khu đô thị đạt hiệu quả cao hơn và bền vững hơn. Qua diễn đàn này, cho phép tôi được bày tỏ quan điểm trong việc đề xuất một số giải pháp cụ thể như:
Xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ xã hội
Như tôi đã đề cập trên đây, mặc dù chúng ta đã có các quy định liên quan đến tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế các công trình cung cấp dịch vụ xã hội, nhưng đó là các quy định chưa tập trung và đôi chỗ còn chưa thống nhất, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quyết định triển khai dự án để đạt mục đích cao nhất là cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và hoàn hảo cho cư dân. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này mới chỉ tập trung vào mặt kỹ thuật xây dựng, chưa chú trọng đến việc lấy con người làm trung tâm nhằm xây dựng các dịch vụ xã hội mang tính nhân văn, giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội.
Liên tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ xã hội
Đây là việc làm cần thiết nhằm loại bỏ các tiêu chuẩn dịch vụ xã hội lạc hậu, lỗi thời, bắt kịp nhu cầu đô thị hóa và nhu cầu nâng cao đời sống của người dân. Đáp ứng xu thế khách quan này cũng chính là việc dịch vụ xã hội tạo ra động lực cho sự phát triển không chỉ của từng khu đô thị nói riêng mà còn của cả một đất nước.
Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến dịch vụ xã hội bao gồm: Nhà nước, Chủ đầu tư, Công ty quản lý dịch vụ và Người dân, cụ thể là:
Ngoài việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, chiến lược, đề án về phát triển dịch vụ xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định, Nhà nước phải là đơn vị trực tiếp cung ứng một số loại dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, đồng thời thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ xã hội khác, thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết các khiếu nại tố cáo về hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ xã hội;
Chủ đầu tư các dự án trước tiên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan đến việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ xã hội cho dân cư, kể cả khi dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Ngoài ra, đối với mỗi một loại hình Dự án đặc thù, chủ đầu tư được phép duy trì một khu đô thị có tiêu chuẩn cao hơn là các tiêu chuẩn thông thường, cung cấp hoặc tạo ra các điều kiện cho các đơn vị khác cung cấp các dịch vụ xã hội đặc biệt, ưu việt nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân;
Công ty quản lý, cung cấp dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết với Chủ đầu tư cũng như cư dân về chất lượng dịch vụ được cung cấp, cũng như quản lý, sử dụng nguồn quỹ thu được từ phí dịch vụ một cách minh bạch, công bằng;
Cư dân phải nhận thức được việc mình là chủ thể được các dịch vụ xã hội phục vụ, đồng nghĩa với việc họ phải chi trả chi phí tương xứng với các tiện ích mà họ nhận được. Việc ban hành các mức phí dịch vụ từ tối thiểu, cơ bản đến đặc biệt cần được Nhà nước và Chủ đầu tư cân nhắc kỹ càng, thúc đẩy tính trách nhiệm cư dân đối với chính cuộc sống của họ.
Thiết lập các hệ thống tiếp nhận phản ánh của người dân, chủ đầu tư và công ty cung cấp, quản lý dịch vụ xã hội
Để ngày càng nâng cấp chất lượng của các dịch vụ xã hội, việc thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin từ các bên có liên quan là vô cùng cần thiết. Công tác này cần được tiến hành một cách khoa học, khách quan, nhanh chóng và đầy đủ, trở thành một trong những tiền đề của việc liên tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ xã hội.
Xây dựng một cơ chế thưởng – phạt rõ ràng và nghiêm minh trong quá trình xây dựng và triển khai các dịch vụ xã hội
Chất lượng dịch vụ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của người dân (những người thụ hưởng trực tiếp từ các dịch vụ này), do đó đây là một cơ chế cần thiết để duy trì sự ổn định của các tiêu chuẩn đã được xây dựng, đồng thời khích lệ các cá nhân, tổ chức có các phát huy, sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng của các dịch vụ xã hội. Cơ chế này cần được Nhà nước xây dựng và chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Có thể nói, để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn cũng như vận hành các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, chúng ta cần đến sự đóng góp và đồng thuận của rất nhiều con người, đại diện cho Nhà nước, Chủ đầu tư, Công ty quản lý, cung cấp dịch vụ và đặc biệt là của người dân. Tôi mong muốn rằng, qua diễn đàn này, các ý kiến cơ bản của tôi đã thể hiện được quan điểm của Chủ đầu tư khu đô thị Ecopark trong việc phấn đấu trở thành doanh nghiệp phát triển đô thị bền vững hàng đầu Việt Nam, kiến thiết Ecopark trở thành một khu đô thị chức năng kiểu mẫu của cả nước và khu vực, ở đó con người là trung tâm và sẽ được cung cấp các dịch vụ xã hội tốt nhất. Để đạt được điều đó, tôi tin tưởng rằng các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu một số giải pháp mà tôi đã đề cập trên đây.
Michael Schmitt (Australia)
(Báo Xây dựng)
- Có thể sắp bán tòa tháp cao nhất Việt Nam
- Dự án lấp sông Đồng Nai: Sẽ quyết định vào tháng 5/2015
- Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai tại Hà Nội
- Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đội vốn thêm 318 triệu USD: Thiệt hại chưa có điểm dừng
- Vingroup xây Khu trung tâm hành chính mới TP. Thanh Hóa
- Hà Nội rút ngắn thời gian cấp sổ đỏ và đăng ký biến động đất đai
- Chính phủ yêu cầu hạn chế thu hồi đất nông nghiệp
- Duyệt xây trung tâm hành chính Khánh Hoà theo hình thức BT
- TP.HCM tìm nhà đầu tư cho dự án Khu dân cư phía Bắc
- Hơn 1.644 tỷ đồng xây dựng Cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc