Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Buông lỏng đất đai, công sản là nuôi dưỡng tham nhũng

Buông lỏng đất đai, công sản là nuôi dưỡng tham nhũng

Viết email In

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thu hồi số đất vàng, nhà ngọc đang hàng ngày, hàng giờ bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hoặc hàng nghìn ha đất bị hoang hóa do hậu quả của các dự án treo xuyên thế kỷ.

Quản lý đất đai là một chế định hết sức quan trọng của Luật đất đai, song trên thực tiễn công tác quản lý đất đai hiện nay còn có khoảng cách rất xa so với các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  • Ảnh bên : Dự án sân golf của Công ty Hoa - Việt có mức chuyển đổi sang kinh doanh bất động sản đứng "đầu bảng" hiện nay với diện tích lên tới 70,5ha.

Theo báo cáo mới nhất đề ngày 26/3/2009 của Tổng cục quản lý đất đai thuộc Bộ tài nguyên và môi trường thì tình hình quản lý sử dụng đất đai hiện nay còn rất nhiều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng kém hiệu quả, còn để xảy ra nhiều tiêu cực. Trong số 7.507.318 ha đất Nhà nước giao cho các tổ chức thì có tới hàng trăm nghìn héc ta sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng ma thuật để biến đất công thành đất tư.

Tình trạng buông lỏng quản lý đất đai gây nên những hiệu ứng xã hội bất thuận đó là trên 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và hơn 85% các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, nhà cửa, đền bù giải phóng mặt bằng. Do bức xúc của cử tri, do những cảnh báo của dư luận xã hội và do phản ánh đa chiều của các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong những ngày đầu tháng 5 này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất thu hồi 104 cơ sở nhà đất sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới 96.000.000 m2 đất và các công trình gắn liền với đất tọa lạc ở những vị trí rất đắt địa do các cơ quan Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp quản lý cũng rơi vào tình trạng như trên.

"Thử hỏi nếu rà soát quỹ đất giao cho hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước, hàng chục bộ, ngành, hàng nghìn đơn vị Trung ương và địa phương thì sẽ phát hiện lãng phí biết bao nhiêu đất công? Trị giá bao trăm ngàn tỷ và rất có thể Chính phủ đủ nguồn lực trang trải cho các nhu cầu an sinh xã hội chứ không cần phải trình Quốc hội tại kỳ họp này để phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 20 nghìn tỷ."

Lê Như Tiến (Uỷ viên Thường trực UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội

Chúng ta không khỏi giật mình khi Thường trực ban chỉ đạo kiểm kê quĩ đất của Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 10/2/2009 tại thành phố có 348 khu đất với 1170 ha bị bỏ hoang, 285 khu cho thuê trái phép, 65 khu cho mượn trái pháp luật bao gồm cả tài sản gắn liền trên đất. Ngày 12/4/2009, Cục Công sản thuộc Bộ Tài chính đã tham mưu đề xuất thu hồi 31 cơ sở trên 50 mặt bằng của Tổng công ty lương thực miền Nam trị giá hàng ngàn tỷ đồng.

Thử hỏi nếu rà soát quỹ đất giao cho hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước, hàng chục bộ, ngành, hàng nghìn đơn vị Trung ương và địa phương thì sẽ phát hiện lãng phí biết bao nhiêu đất công trị giá bao trăm ngàn tỷ và rất có thể Chính phủ đủ nguồn lực trang trải cho các nhu cầu an sinh xã hội chứ không cần phải trình Quốc hội tại kỳ họp này để phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 20 nghìn tỷ.

Tình trạng quản lý nhà công, nhà công sở, nhà công vụ, nhà biệt thự cũng diễn ra tương tự. Hàng trăm nghìn mét vuông trụ sở cơ quan, đơn vị, hàng nghìn nhà biệt thự tại các đô thị lớn đang bị biến dạng nghiêm trọng, đang trở thành chung cư chắp vá, cơi nới, manh mún, thiếu thẩm mĩ. Khối tài sản khổng lồ hữu hình là di sản văn hóa kiến trúc của Nhà nước đang bị xâm hại nghiêm trọng, đang bị chiếm dụng trái pháp luật.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thu hồi số đất vàng, nhà ngọc đang hàng ngày, hàng giờ bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hoặc hàng nghìn ha đất bị hoang hóa do hậu quả của các dự án treo xuyên thế kỷ. Để đưa vào đấu giá quyền sử dụng đất, nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc chuyển mục đích sử dụng cho các công trình phúc lợi xã hội.

"Chuyện lãng phí đất đai để làm các cơ quan Nhà nước gây bức xúc lớn cho nhân dân theo điều tra năm 1995 thì riêng các văn phòng 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm đến 6,3 triệu m2. Trong khi đó Chính phủ đã xây cao ốc ở số 5 Lê Duẩn để đại diện các bộ, ngành tập trung về đây, nhưng không ai về cả và hiện nay lại trở thành văn phòng cho thuê.

Nếu rà soát lại toàn bộ các cơ quan Nhà nước thì tiền thu hồi từ đất đai, sử dụng sai mục đích sẽ có thêm bao nhiêu nghìn tỷ đồng để góp vào các nhóm kích cầu mà không cần vay mượn nước ngoài hoặc in thêm tiền để dẫn đến lạm phát?"

GS Nguyễn Lân Dũng  (Uỷ viên UB Đối ngoại QH

Trong khi đó việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, ký túc xá cho sinh viên, bệnh viện, trường học, trạm y tế, cho các thiết chế văn hóa, nhà ở cho người nghèo, nhà ở xã hội đang từng giờ, từng phút trông chờ quỹ đất. Dự kiến đến năm 2015 mới có khoảng 60% sinh viên cơ sở đào tạo và 50% công nhân lao động tại các khu công nhiệp được đáp ứng chỗ ở, tỷ lệ này là rất thấp. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này mới chỉ khoảng 20 - 22%.

Theo số liệu của hai cơ quan quản lý giáo dục thì ở Hà Nội để đạt diện tích của các trường chuẩn quốc gia riêng hệ mầm non và phổ thông còn cần 1500 nghìn mét vuông đất cho 8 quận nội thành và Thành phố Hồ Chí Minh để đạt diện tích trường chuẩn quốc gia cho hệ phổ thông cần 4874 nghìn mét vuông đất.

Vừa qua UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thu hồi 2899 nghìn mét vuông đất sử dụng không hiệu quả, trái mục đích để xây dựng các trường chuẩn quốc gia trong 5 năm tới, đó là một tín hiệu đáng mừng.

Việc lỏng lẻo trong quản lý đất đai và tài sản công gắn liền với đất không những gây thất thoát nguồn lực của xã hội mà còn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí, là môi trường tha hóa cán bộ, công chức, là nguyên nhân làm mất cán bộ và là thách thức lớn trong việc thực thi pháp luật, phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thời sự nhất là Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước được Quốc hội mới ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.

Hơn lúc nào hết chúng tôi đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng của Chính phủ ráo riết vào cuộc, tổng rà soát toàn bộ quỹ đất, quỹ nhà, tài sản công trên cả nước. Có giải pháp trước mắt và lâu dài chấn chỉnh sai phạm, lập lại trật tự trên mặt trận này.

Tại Kỳ họp thứ năm này, chúng tôi xin đề nghị các vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính với tư cách là quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở, công sản giải trình trước Quốc hội về nhóm vấn đề đang được Quốc hội,cử tri và dư luận xã hội rất quan tâm. Xin cảm ơn Quốc hội.

Lê Như Tiến (Ủy viên Thường trực UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội; Đại biểu Quảng Trị)

>> Quản lý đất công và những thống kê báo động

 

Lời bình  

 
0 # lâm thanh huệ 25/08/2015 17:56
Báo Người cao tuổi ngày 12/08/2012 đăng bài phản ánh tiêu cực ở dự án tân hóa lò gốm thuộc phường 8,7 quận 6 Tp.HCM: hộ dân số 31B lò gốm tổng diện tích 54m2 được đền bù 52m2; hộ dân số 32B lò gốm tổng diện tích 60m2 đền bù đủ; hộ dân số 34B lò gốm tổng diện tích 96m2 được đền bù 94m2; hộ dân số 38B lò gốm tổng diện tích 88m2 được đền bù đủ. Tôi là cư dân cư trú tại khu vực đường lò gốm phường 7 quận 6 từ năm 1962; tôi xin nói rõ nguyên nhân tham nhũng tiêu cực của dự án này: Nhà của người dân hầu hết là nhà lấn ra kênh, gác cây, mái tôn, người dân chủ yếu là dân lao động nghèo Tất cả đều không có giấy tờ, một số chỉ có kê khai nhà đất Khi đơn giá do nhà nước ban hành có đơn giá, nhà sàn lấn kênh đền giá: 400.000đồng/m2. Nhà đất thổ cư không lấn kênh đền giá: 14.000.000đồng/m2. Cán bộ nhà nước nhanh chóng móc ngoặc với các chủ nhà đồng ý chung chi, thỏa thuận phân chia phần trăm nâng khống diện tích đất thổ, hạ diện tích nhà sàn. Bên phường 7, cán bộ còn biến hóa bến đò là đất nhà nước thành đất tư nhân, để tư nhân nhận tiền đền bù, rồi chia chác tiền tỷ với nhau. Khi áp giá những nhà có chung chi, nhanh chóng tháo dỡ nhà, nhận tiền đền bù, bề nào họ cũng được lợi, lại còn được nhà nước khen, phát thêm tiền thưởng. Những nhà không chung chi, nhận tổng số tiền ít, không đồng ý, khiếu nại gay gắt, tuy nhiên họ là người lao động tay chân, không am tường pháp lý, nên cuối cùng bị nhà nước cưỡng chế và gán cho nhãn hiệu: chống đối nhà nước. Tham nhũng công khai, gây náo động cả một vùng, nhưng không cơ quan bảo vệ pháp luật nào tham gia giải quyết. Số tiền tham nhũng lên đến hàng tỷ đồng, các chủ nhà sau khi chung chi cho cán bộ nhà nước, vẫn còn một khoản tiền lớn, thỏa sức mua sắm. Cán bộ tham gia dự án, mua cùng một lúc năm căn nhà mặt tiền. Một dự án thất nhân tâm, gây bức xúc trong dư luận. Nhà tôi không nằm trong dự án, tuy nhiên, tôi rất bức xúc: bởi tiền nhà nước sử dụng cho dự án này, vay từ nước ngoài, các thế hệ sau này, trong đó có con cháu tôi, phải còng lưng ra làm để trả nợ và lãi cho nước ngoài. Trong đó có một khoản tiền rất lớn mà bọn tham nhũng bòn rút từ dự án này. Gián tiếp con cháu tôi mai sau phải đóng góp để vỗ béo cho bọn tham nhũng ngày hôm nay. Báo chí khẩn trương vào cuộc điều tra và thông tin cho mọi người biết những thủ đoạn bẩn thỉu của bọn tham nhũng ở dự án này và lôi bọn chúng ra pháp luật.
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Phạm Bá Hòa 10/11/2015 11:01
Những dự án do NHTG cho VN vay theo hình thức ODA, còn bị " cắn " hàng chục tỷ đồng, điển hình dự án giải tỏa đền bù dự án Tân Hóa Lò Gốm, đoạn đi qua phường 8,7 quận 6 Tp.HCM. NHTG còn không phát hiện được, làm gì có chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ VN phòng chống tham nhũng!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 
 
0 # Trần Hữu Việt 17/03/2016 13:13
Nhân dân phường 7 quận 6 tố cáo đích danh cán bộ địa chính phường: ông Hà Anh Tuấn, cấu kết một số hộ dân nâng khống đất công, biến hóa đất rạch LÒ GỐM là đất Nhà Nước thành đất ở, tham nhũng hàng chục tỷ đồng tại dự án giải tỏa đền bù LÒ GỐM, đoạn đi qua phường 7 quận 6. Nhưng được cả phường lẫn quận bao che nên không bị xử lý. Ông quan địa chính này mua cùng lúc 04 căn nhà mặt tiền đường Phạm Văn Chí, 03 căn nhà trong hẽm tại phường 7, không thống kê tại địa phương khác; chưa kể những cán bộ khác trong đường dân tham nhũng này gồm: Phó Chủ Tịch, Chủ Tịch, Bí Thư, nhưng bao che cho nhau, nên nhân dân chúng tôi bảo nhau: Rỗi hơi hay sao mà đi chống tham nhũng, họ cùng một mâm với nhau, chống làm gì cho nhọc sức!
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 3733 khách Trực tuyến

Quảng cáo