Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TPHCM sẽ lùi thời hạn khai thác từ cuối năm 2020 sang cuối năm 2021, theo tờ trình vừa được UBND TPHCM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Theo tờ trình việc thẩm định vốn và khả năng cân đối vốn là một trong những bước thẩm định để điều chỉnh từ 17.381 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng.
Sau khi hai bộ có ý kiến về tờ trình nêu trên, hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án sẽ cùng các đơn vị liên quan hoàn tất hồ sơ và trình dự án thẩm định cho chính quyền thành phố quyết định.
Nhà ga Bình Thái thuộc đoạn đi trên cao của tuyến metro số 1 (Ảnh: Lê Anh)
Nguyên nhân dẫn tới việc lùi tiến độ là do Bộ Xây dựng chưa có ý kiến về thiết kế điều chỉnh. Đồng thời công tác chuẩn bị hồ sơ về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cũng chưa hoàn tất.
Đến nay vốn cho tuyến metro số 1 cũng chưa được Trung ương bố trí vốn nên chính quyền TPHCM vẫn phải ứng ngân sách để trả cho các nhà thầu thi công.
Chính quyền TPHCM giao Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị rà soát khối lượng nghiệm thu từ nay đến cuối năm để lập kế hoạch thanh toán, đảm bảo giải ngân cho nhà thầu. Như vậy, sau nhiều năm chậm trễ, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tiếp tục lùi tiến độ thêm lần nữa.
Dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TPHCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Dự án có 2,6 km đi ngầm và hơn 17 km đi trên cao. Tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 2,49 tỉ đô la Mỹ (tương đương hơn 47.000 tỉ đồng). |
Lê Anh
(TBKTSG)
- Nghị định thanh toán BT, chưa thực hiện đã thấy bất cập
- Bộ Xây dựng đề xuất cho làm nhà chung cư 25 m2
- Tìm lối ra cho gần 4.000 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm
- Chủ đầu tư đua xây khối đế thương mại tại chung cư xong… để trống
- Di dời nhà máy Rạng Đông: Đất vàng để xây chung cư?
- TPHCM chọn 4 lô đất Thủ Thiêm để đấu giá trước rút kinh nghiệm
- Loạt nhà máy ô nhiễm không chịu rời nội đô
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ sửa đổi 8 nhóm chính sách về đất đai
- HoREA: Dự án đình trệ bởi luật thiếu đồng bộ
- Chủ tịch TP.HCM: Sông Sài Gòn bị lấn chiếm do thiếu quy hoạch