Ashui.com

Saturday
Nov 02nd
Home Dự án Kinh tế / Pháp luật Hoàn thiện và trình dự án Luật Đất đai sửa đổi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/9

Hoàn thiện và trình dự án Luật Đất đai sửa đổi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/9

Viết email In

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất trước ngày 1/9/2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra yêu cầu trên tại buổi làm việc của lãnh đạo Quốc hội vào chiều 8/8 với Bộ Tài nguyên và Môi trường về tiến độ và nội dung chủ yếu của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).


Lãnh đạo Quốc hội làm việc với Bộ Tài Nguyên và Môi trường vào chiều 8/8.
(Ảnh: Quốc hội)

Lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng

Tại buổi làm việc, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – cơ quan chủ trì dự án Luật Đất đai (sửa đổi) – cho biết Bộ này đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, VCCI về dự thảo luật; chủ động, trực tiếp làm việc với các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan, Bộ Nội vụ… để hoàn thiện nội dung dự thảo Luật trước khi gửi đăng lên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu tác động của dự án Luật; phối hợp cùng VCCI để tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan; gửi hồ sơ sang Bộ Tư pháp thẩm định.

Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai để đề xuất sửa đổi ngay trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hoặc đề xuất sửa đổi các Luật có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Đánh giá kỹ lưỡng những tác động của dự luật

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ lập pháp trọng tâm của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XV. Nhưng đây cũng là dự luật vô cùng khó, phức tạp, phạm vi điều chỉnh rất rộng, tác động đến mọi lĩnh vực, mọi người dân và doanh nghiệp.

Để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2022. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất trước ngày 1/9/2022.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa những tác động của dự luật về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, môi trường kinh doanh… Cùng với đó, cần rà soát chi tiết hệ thống pháp luật liên quan và dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai nhằm thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương về hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật liên quan trong năm 2023.

Mục tiêu cuối cùng khi xây dựng, hoàn thiện dự án Luật này là bảo đảm tính thông suốt, công khai, minh bạch trong hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và để Nhà nước, tư nhân đều không thể làm sai.

Vân Ly

(KTSG Online)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 1926 khách Trực tuyến

Quảng cáo